Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu khoa học cán bộ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI MỘT SỐ MÔ HÌNH DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI THÁI NGUYÊN

09/12/2023 21:32 - Xem: 1653
Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, quảng cáo hình ảnh, bán hàng tại một số trang trại, hợp tác xã nông nghiệp kết hợp du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu được tiến hành tại 8 hợp tác xã, homestay, farmstay tại 4 khu vực của tỉnh Thái nguyên. Tại các điểm nghiên cứu, phỏng vấn 8 chủ cơ sở, 50 người lao động và thu thập ý kiến phản hồi từ 240 khách du lịch nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ thông tin đã được các trang trại và hợp tác xã ứng dụng tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Chỉ có 3/8 điểm nghiên cứu là có website riêng trong đó có 1 hợp tác xã có thông tin đầy đủ và cập nhật, 8 điểm nghiên cứu có đưa các thông tin lên fapage, facebook nhưng chỉ có Hoàng Nông farm đưa thông tin đầy đủ. Các trang trại, hợp tác xã đa số đều chưa có quản trị viên hay nhân viên phụ trách mảng công nghệ thông tin truyền thông, chỉ có 37,5% các được đào tạo livetream, làm các video. Đối với người lao động thì tỷ lệ được đào tạo tập huấn cũng rất thấp. Phản hồi cho thấy chỉ có 7,08 % khách du lịch được biết thông tin của hợp tác xã và trang trại trên cổng thông tin du lịch của Thái Nguyên. Tỷ lệ biết được thông tin điểm đến qua facebook, website cá nhân chiếm từ 32,50- 34,58%%. Khách du lịch đề nghị nên lập trang du lịch nông nghiệp riêng, kết nối các điểm lại với nhau tạo những tour du lịch nông nghiệp riêng. Thông tin cần cập nhật, bổ sung thông tin liên quan đến quá trình trồng trọt, chăm sóc, giá các sản phẩm nông nghiệp cũng như những dịch vụ liên quan, bản đồ các điểm du lịch Nông nghiệp tại Thái Nguyên.

Đặt vấn đề

     Trong những năm qua, sự phát triển của ngành Du lịch có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống công nghệ thông tin, thông qua hệ thống Internet kết nối toàn cầu thông tin được quảng bá rộng rãi, không bị giới hạn phạm vi và khu vực sử dụng, giúp khách hàng tiềm năng có thể đặt tour mọi lúc, mọi nơi, các sản phẩm dịch vụ du lịch được quảng cáo một cách nhanh chóng mà không bị giới hạn về mặt thời gian và không gian, phương thức quảng bá sinh động thu hút khách hàng tiềm năng, hơn nữa có thể chỉnh sửa nội dung tùy ý phù hợp với nhu cầu quáng bá. Đồng thời thông qua mạng xã hội có thể thu thập được những phản hồi của khách hàng trong và ngoài nước [1]. Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch nói chung, Du lịch nông nghiệp hiện nay đang được quan tâm và phát triển [2]. Du lịch nông nghiệp tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc, trải nghiệm đời sống nông thôn thông qua những hoạt động gắn với nông nghiệp, làng nghề truyền thống, cảnh quan nông thôn, phong tục tập quán và các di sản văn hóa bản địa. Người nông dân thông qua du lịch để quảng bá sản phẩm nông nghiệp của mình và cải thiện thu nhập từ nông nghiệp nhờ du lịch. Du lịch nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập ổn định cho cư dân nông thôn, tạo sự phát triển bền vững trong tương lai [3].Tuy du lịch nông nghiệp đang trên đà phát triển nhưng các mô hình du lịch nông nghiệp phần lớn là do người dân địa phương tham gia và phát triển sản phẩm dịch vụ liên quan đến du lịch, họ chưa có đủ điều kiện tiếp cận công nghệ mới để ứng dụng quảng bá sản phẩm của mình. Trong khi đó, các nền tảng quảng bá du lịch nông nghiệp chưa thực sự kết nối với nhau. Chính bởi vậy cần xây dựng một nền tảng chung, kết nối tất cả điểm lẻ tẻ này, cộng với ứng dụng công nghệ thực tế ảo và các ứng dụng du lịch thì mới hỗ trợ tốt cho quảng bá các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Một số nghiên cứu về du lịch nông nghiệp trên thế giới cho thấy sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là việc sử dụng các công nghệ web đã biến thế giới thành một nơi nhỏ hơn và mở ra nhiều hình thức tham gia và quan hệ mới. Giao tiếp qua Internet cung cấp phản hồi nhanh chóng giữa các chủ trang trại và khách du lịch, từ đó dẫn đến việc quyết định đi du lịch của khách hàng một cách nhanh chóng [4], [5], [6]. Một số nghiên cứu về du lịch nông nghiệp đã cho thấy: khách du lịch quan tâm đến quy mô của trang trại, trang website và giá cả [7], [8]. Trang trại có trang website cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết, cập nhật sẽ thu hút nhiều khách du lịch [9], [10].

    Thái Nguyên là vùng sản xuất chè lớn thứ hai trong cả nước, nhiều vùng trồng cây ăn quả, có nhiều đặc sản nông nghiệp nổi tiếng như gạo Bao thai Định Hóa, chè Tân Cương, chè Đại Từ, na dai của Võ Nhai,… Du lịch Nông nghiệp của Thái Nguyên mấy năm gần đây đã phát triển, thu hút được lượng khách đáng kể, khách đến tập trung tại các trang trại trồng chè, trồng cây ăn quả nổi tiếng như: Định hóa, Đại Từ, Võ Nhai, Tân Cương. Tỉnh Thái Nguyên, phấn đấu đến năm 2025 khách du lịch đạt 2,5 triệu khách/năm, năm 2030 đạt 4 triệu khách/năm, trong đó chú ý đến phát triển Du lịch nông nghiệp [11]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin tại các mô hình du lịch nông nghiệp cũng như phản hồi của khách du lịch tại các điểm đến còn rất hạn chế, chính vì vậy bài báo này trình bày kết quả: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại một số mô hình Du lịch nông nghiệp tại Thái Nguyên trên cơ sở đó để đề xuất một số giải pháp.

  1. Phương pháp nghiên cứu
  2. 1. Chọn điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại các hợp tác xã nông nghiệp, trang trại có kết hợp du lịch tại các địa điểm sau:
  • Xã Tân Cương - thành phố Thái Nguyên : Chọn Hợp tác xã chè Hảo Đạt, Thắng Hường, Tâm Thái Trà
  • Xã Hoàng Nông- Huyện Đại Từ: Chọn  Hoàng Nông farm, homstay La Bằng
  • Xã Phú Thượng - Huyện Võ Nhai: chọn homstay Tuấn Nghĩa, homstay Hoan Giang
  • Xã Phú Đình - Huyện Định Hóa: Chọn Vườn hoa ATK Định Hóa

2.2.Thu thập số liệu

2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu liên quan Du lịch của Thái Nguyên từ Chi Cục Thống kê, Sở Du lịch và thể thao tỉnh Thái Nguyên

2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Đánh giá hoạt động của website, trang thông tin của các trang trại, hợp tác xã đồng thời với việc cập nhật thông tin của các mô hình trên một số các trang mạng xã hội thông qua các tiêu chí: Mức độ cập nhật bài viết, hình ảnh, video.

Phỏng vấn trực tiếp các chủ trang trại, hợp tác xã, người lao động tại từng mô hình. Số lượng người lao động trực tiếp tại các mô hình là 50 người, chủ trang trại, hợp tác xã 8 người.

Điều tra khách du lịch đến các trang trại, hợp tác xã du lịch bằng bảng hỏi. Tổng khách du lịch được điều tra là 240, mỗi một trang trại, hợp tác xã lựa chọn điều tra 30 khách du lịch. Phỏng vấn bằng bảng hỏi lập sẵn theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

3.Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1.Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các điểm nghiên cứu

        Năm 2022, ngành du lịch Thái Nguyên đã thu hút trên 2,1 triệu khách, trong đó, khách quốc tế đạt 16 nghìn lượt, tổng doanh thu đạt 1800 tỷ đồng.Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú gấp 3,4 lần; doanh thu dịch vụ ăn uống gấp 3,2 lần; doanh thu dịch vụ lữ hành gấp 26,3 lần cùng kỳ [8]. Thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tăng cường đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá, xúc tiến du lịch với một số nội dung chính như: Xây dựng Hệ thống Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh Thái Nguyên. Hệ thống bao gồm: Website (mythainguyen.vn), ứng dụng (Thai Nguyen Tourism) hoạt động trên các thiết bị di động, là một thành phần trong đô thị thông minh, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hình thành hệ sinh thái du lịch, tạo lợi ích tương hỗ giữa 3 đối tượng: Du khách, chính quyền, doanh nghiệp. Khách du lịch truy cập, tìm thông tin về du lịch địa phương một cách dễ dàng và thuận tiện theo các nội dung như: Lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh, nơi lưu trú, giá phòng khách sạn, nhà hàng, địa điểm mua sắm, bệnh viện, bến xe, bốt ATM… Đặc biệt những địa điểm này đều được tích hợp với bản đồ số, giúp du khách có thể dễ dàng tìm để các địa điểm mong muốn.

     Ngành Du lịch Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong công tác chuyển đổi số tuy nhiên trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp mặc dù cũng được chính quyền địa phương hết sức quan tâm nhưng kết quả thu được còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu đã được thực hiện trên cơ sở lựa chọn nghiên cứu đánh giá trực tiếp tại 8 các homstay, trang trại, hợp tác xã được lựa chọn tại 4 địa điểm cho kết quả tại bảng 1:

Bảng 1: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các hợp tác xã, trang trại du lịch nông nghiệp trong quảng cáo và bán hàng

Điểm nghiên cứu

Loại hình kinh doanh

Website

Fanpage

Người phụ trách thông tin

Hợp tác xã chè Hảo Đạt

Trải nghiệm, thăm quan, bán sản phẩm chè. Có khu trưng bày sản phẩm

Hoạt động tốt, có quét mã sản phẩm, thông tin sản phẩm, số điện thoại liên hệ, bài viết cập nhật theo tuần

Có fanpage, đăng tải thông tin thường xuyên

Có cán bộ chuyên phụ trách website, fanpage

Hợp tác xã Tâm Thái Trà

Có khu trưng bày sản phẩm. Không có khu trải nghiệm, thăm quan

Có thông tin sản phẩm, thông tin hợp tác xã. Bài gần nhất tháng 12.2021

Có fanpage, có đăng tải thông tin thường xuyên

Không có cán bộ chuyên trách,  fanpge của cá nhân

Hợp tác xã Thắng Hường

Có khu trải nghiệm, khu trừng bày sản phẩm

Có thông tin sản phẩm, thông tin hợp tác xã. Có số điện thoại liên hệ. Bài viết cập nhật  đến tháng 2.2022

Có fanpage, có đăng tải thông tin thường xuyên

Không có cán bộ chuyên trách cho website, có cán bộ chuyên fapage

Hoàng Nông farm

Có dịch vụ lưu trú, trải nghiệm tại khu vườn chè chung, trải nghiệm suối

Không có website

Có fanpage, đăng tải thông tin thường xuyên

Chủ farm phụ trách fanpage

La Bằng Homstay

Có dịch vụ lưu trú, trải nghiệm vườn chè, suối Kẹm

Không có Website

Có fanpage, ít đăng tải thông tin

Chủ homstay phụ trách fanpage

Tuấn Nghĩa Homstay

Có dịch vụ lưu trú, nhà hàng

Không có Website

Có fabook cá nhân, đăng tải thường xuyên

  •  

Hoan Giang Homstay

Có dịch vụ lưu trú

Không có Website

Có fabook cá nhân, ít thông tin

  •  

Vườn hoa ATK Định Hóa

Có dịch vụ lưu trú, có bán vé vào cửa cho khách thăm quan

Không có Website

Có fanpage, ít đăng tải thông tin

Chủ farm phụ trách fanpage

Nguồn: Điều tra trực tiếp

     Qua bảng 01 cho thấy, chỉ có 3 hợp tác xã có website trong 8 điểm nghiên cứu, tuy nhiên chỉ có hợp tác xã chè Hảo Đạt là có cán bộ phụ trách website, fanpage, các thông tin được cập nhật. Hợp tác xã Tâm Thái Trà có website nhưng thông tin chưa được cập nhật. Các homstay, farm còn lại đều không có website, thông tin đều được đăng tải trên fange hoặc fabook cá nhân. Trên fanpage đăng đều đặn và thông tin thường xuyên được cập nhật có Hoàng Nông Farm, hợp tác xã Tâm Thái Trà, hợp tác xã Thắng Hường, còn lại đều đưa thông tin ít, không đều. Nghiên cứu cho thấy, một số chủ trang trại, hợp tác xã chưa thực sự quan tâm và đầu tư cho website, một phần do một số trang trại không có nhân lực chuyên quản trị website, fanpage một phần do chính các chủ cơ sở chưa thấy được mức độ quan trọng của công nghệ thông tin. Bên cạnh việc các trang trại, hợp tác xã tự đăng tải thông tin lên hệ thống website hoặc fanpage, fabook thì việc thông tin của trang trại, hợp tác xã được xuất hiện tại các trang thông tin liên quan đến du lịch cũng rất quan trọng. Qua đánh giá cho kết quả tại bảng 2:

Bảng 2: Thông tin của các hợp tác xã, homstay, farm trên một số trang mạng xã hội

 

 

Điểm

nghiên cứu

Trang thông tin Du lịch (mythainguyen, Thainguyen Tuorism)

Trang Cùng phượt

Trang Lữ hành việt Nam

Trang Agoda

Shopee, Ladaza

Hợp tác xã chè Hảo Đạt

Không

Hợp tác xã Tâm Thái Trà

Không

không

không

Hợp tác xã Thắng Hường

không

không

không

không

Hoàng Nông farm

không

La Bằng Homstay

Không

Không

Không

không

Tuấn Nghĩa Homstay

không

không

không

không

Hoan Giang Homstay

Không

Không

Không

Không

không

Vườn hoa ATK Định Hóa

Không

Không

Không

không

                                                                      Nguồn: Điều tra trực tiếp

      Số liệu bảng 2 cho thấy, chỉ có 4 hợp tác xã nông nghiệp, homstay được đăng tải trên cổng thông tin du lịch của tỉnh Thái nguyên đó là hợp tác xã chè Hảo Đạt, Tâm Thái Chè, Hoàng Nông farm và vườn hoa ATK Định Hóa. Một số trang Du lịch nổi tiếng như Cùng phượt, Agoda, Lữ hành Việt Nam không có thông tin về các cơ sở hoặc có rất ít, thông tin không cập nhật. Trong tất cả các trang thông tin, chỉ có Hoàng Nông farm là có thông tin khá đầy đủ và cập nhật.

       Để đưa thông tin của trang trại lên các nền tảng xã hội, rõ ràng là không chỉ cần người chủ hoặc người quản lý thông tin, mà chính những người lao động tại mỗi hợp tác xã cùng cần thường xuyên phải quảng bá, đưa các hình ảnh của cơ sở thì thông tin mới có khả năng lan tỏa. Để làm được việc này thì ngoài việc tự cố gắng học hỏi từ mỗi cơ sở thì chính quyền cũng cần có những hỗ trợ nhất định. Thái Nguyên đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, trong đó việc quảng bá cho du lịch nông nghiệp đã bắt đầu được quan tâm. Nghiên cứu tại một số nước cũng cho thấy chính phủ là người nắm giữ chìa khóa cho sự phát triển thành công của du lịch nông nghiệp. Chi phí cao là lý do làm cho các chủ trang trại và cộng đồng riêng lẻ không đủ khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông của riêng mình. Chính phủ có tác động rất lớn cho phát triển du lịch nông nghiệp thông qua giáo dục, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kinh tế  kết hợp tiếp thị quốc tế. Đôi khi chính phủ có nhiều các chương trình tài trợ cho nông dân nhưng nông dân không biết về các chương trình này và không có sẵn các kênh thích hợp để họ tiếp cận các quỹ [12], [13]. Để thấy được sự kết hợp giữa chính quyền địa phương và các chủ trang trại trong quá trình hợp tác, đào tạo, kết quả được trình bày qua bảng 3:

Bảng 3: Thực trạng hỗ trợ của Nhà nước đối với các hợp tác xã, trang trại trong việc đào tạo và sử dụng hệ thống thông tin

 

Nội dung

Chủ trang trại

Người lao động

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Đào tạo livetream

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

Đào tạo quản trị viên Website

  •  
  •  
  •  
  •  

Đào tạo sử dụng fabook, za lo

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

Đào tạo quản trị kinh doanh

  1.  

     37,50

  •  
  •  

Hướng dẫn làm các video quảng cáo

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

Hướng dẫn viết bài quảng cáo

  •  
  •  
  •  
  •  

 

     Qua bảng 3 cho thấy cả 8 chủ trang trại và hợp tác xã đều được đào tạo sử dụng fabook, zalo để có thể đăng tải thông tin của cơ sở. Tuy nhiên đối với các đào tạo như hướng dẫn quay video ngắn, livestream, quản trị kinh doanh thì chỉ có 3 cơ sở được đào tạo, chiếm 37,50%. Đối với đào tạo hướng dẫn viết bài thì chưa có cơ sở nào được tập huấn. Đối với người lao động tại các trang trại, hợp tác xã cũng cho thấy tỷ lệ được đào tạo livestream, sử dụng zalo, fabook chỉ đạt từ 32-42 %, các hình thức khác chưa được đào tạo. Tembo, R., và cs (2010) [14] khi nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin tại một số trang trại du lịch nông nghiệp cũng cho thấy việc tham gia của chính phủ vào công tác đào tạo, tập huấn cho các chủ trang trại là hết sức cần thiết, đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy trình độ của các chủ trang trại cũng như người lao động có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.

  1.  Phản ánh của khách du lịch về thực trạng sử dụng công nghệ thông tin tại các trang trại, hợp tác xã

Để có được phản ánh và nhìn nhận khách quan từ những khách du lịch, 240 khách du lịch đã được phỏng vấn. Kết quả phân tích từ phiếu điều tra cho thấy số lượng khách nam giới chiếm tới 56,66%, trong khi nữ giới chỉ chiếm 43,33%. Khách đến từ Thái Nguyên chủ yếu chiếm tới 56,11%. Ngoài ra có khách đến từ Hà nội chiếm 17,22% còn lại là khách đến từ các tỉnh, khách nước ngoài chỉ có 26 người chiếm tỷ lệ 10,83%. Để đánh giá việc tiếp cận các thông tin về du lịch của Thái Nguyên cũng như thông tin về mô hình của du khách, bảng hỏi đã được thiết lập. Kết quả được trình bày tại bảng 4:

Bảng 4: Phương thức khách du lịch tiếp cận thông tin về các mô hình du lịch nông nghiệp tại Thái Nguyên

STT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Cách tiếp cận thông tin

 

 

  1.  

Biết thông tin về điểm du lịch nông nghiệp qua trang du lịch Thái Nguyên

  1.  

7,08

  1.  

Qua bạn bè giới thiệu

  1.  

24,17

  1.  

Qua trang fanpage, website

  1.  

35,42

  1.  

Qua fabook cá nhân

  1.  

32,50

  1.  

Qua công ty lữ hành

  1.  

8,75

  1.  

Qua nhiều kênh thông tin

  1.  

34,58

Đánh giá về thông tin các mô hình trên các trang mạng xã hội

 

 

  1.  

Phong phú, nhiều hình ảnh, thông tin cập nhật

  1.  

19,17

  1.  

Có thông tin đầy đủ về giá phòng, các mặt hàng có tại mô hình

  1.  

13,33

  1.  

Có thông tin về các dịch vụ tiện ích xung quanh nơi nghỉ

  1.  

12,08

Đánh giá về hệ thống thông tin liên lạc tại các mô hình

 

 

  1.  

Có wifi miễn phí

  1.  

100

  1.  

Trang thông tin có tương tác với khách du lịch

  1.  

16,25

 

Số liệu bảng 4 cho thấy, tỷ lệ khách du lịch biết thông tin về các trang trại hợp tác xã của Thái nguyên qua kênh zalo, fabook, website chiếm từ 32,50- 34,58%. Số khách biết đến thông tin về các trang trại qua trang Du lịch Thái nguyên rất ít chỉ chiếm 7,08%. Đánh giá về những hình ảnh, thông tin trên các trang thông tin tỷ lệ khách cho thấy các trang trại còn đăng tải chưa đầy đủ các thông tin liên quan đến giá phòng, các dịch vụ tiện ích khi đến thăm cơ sở. Tất cả các trang trại, hợp tác xã hiện nay đều cung cấp wife miễn phí, tuy nhiên tại các trang thông tin tỷ lệ có tương tác với phản hồi của khách chỉ chiếm 16,25%. Trên cơ sở lấy ý kiến góp ý từ chính những khách du lịch đến thăm các trang trai, thông tin phản hồi của du khách được tổng hợp tại bảng 5.

Bảng 5: Một số phản hồi của du khách về thông tin liên quan đến du lịch trên các trang mạng xã hội của một số mô hình

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Chưa có thông tin các tour Du lịch nông nghiệp trên các trang thông tin chính thống, đa số chỉ có thông tin điểm đơn lẻ

  1.  
  1.  

Thông tin chỉ đa số dừng mức ảnh chụp, video ít chưa cập nhật, nội dung kém hấp dẫn

  1.  
  1.  

Không có thông tin trên các trang tiếng Anh (ngoài Hoàng Nông farm)

  1.  
  1.  

Cần đưa các thông tin liên quan đến quá trình trồng trọt chăm sóc, chế biến các sản phẩm nông nghiệp của trang trại lên trang thông tin

  1.  
  1.  

Thiếu một trang thông tin cho du lịch nông nghiệp tại Thái Nguyên

  1.  
  1.  

Bổ sung bản đồ có các điểm đến là các trang trại du lịch nông nghiệp tại Thái Nguyên

  1.  
  1.  

 

            Phản hồi của du khách về việc áp dụng công nghệ thông tin tại một số trang trại, hợp tác xã nông nghiệp có kết hợp du lịch cho thấy, đa số khách du lịch đều có ý kiến là thông tin du lịch của các hợp tác xã, trang trại trên các kênh thông tin đều chưa thực sự hấp dẫn. Trên trang du lịch thông minh của tỉnh Thái Nguyên hông có các tuor du lịch nông nghiệp cụ thể, thông tin chỉ có các điểm đến riêng lẻ. Du khách cần có các thông tin nhiều hơn về quy trình trồng trọt, chế biến các sản phẩm của nông trại. Khách du lịch cũng yêu cầu cần bổ sung bản đồ có điểm đến là các điểm Du lịch nông nghiệp của Thái Nguyên hoặc có một trang thông tin riêng về du lịch nông nghiệp. Nghiên cứu Ranjita Rathore, Manju Mandot (2020) về lợi thế của công nghệ thông tin với du lịch nông nghiệp cũng cho thấy đa số người dân tiếp cận các thông tin bằng điện thoại di động, do vậy chính quyền đã thiết kế một nền tảng di động chung cho nông dân và khách du lịch, ứng dụng được triển khai tại các khu du lịch nông nghiệp và hoàn toàn miễn phí, ứng dụng đã giải quyết được nhu cầu của nông dân và người tiêu dùng [15].

3.3. Giải pháp phát triển tăng cường hiệu quả của công nghệ thông tin với du lịch nông nghiệp tại Thái nguyên

     Thông tin về du lịch nông nghiệp Thái Nguyên cần cập nhật đầy đủ, hữu ích đối với khách du lịch, chi tiết, có thể hiển thị bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Việt và tiếng Anh. Luôn có những bài viết về đặc trưng văn hóa khác biệt của từng trang trại, hợp tác xã để tiện lợi cho việc tìm hiểu của du khách, cần có trang thông tin về Du lịch nông nghiệp riêng.

     Các trang trại, hợp tác xã nên đầu tư thời gian để viết bài, cập nhật thông tin lên website. Thông tin khi đưa lên hệ thống cần được chọn lọc và xâu chuỗi liền mạch từ thời tiết, địa điểm, giao thông, cơ sở lưu trú, ẩm thực, để khách có sự chuẩn bị và lựa chọn hợp lý nhất cho những chuyến đi của mình. Những thông tin về tình trạng của các điểm du lịch như việc cải tạo, tu bổ cũng rất quan trọng cần được đăng tải kịp thời, thường xuyên liên tục để giúp cho du khách có thể quyết định được thời điểm hợp lý nhất khi đến Việt Nam.

      Sử dụng hình ảnh để đăng tải cần dựa vào thế mạnh của từng điểm du lịch để thấy được giá trị cốt lõi và điểm mạnh của từng điểm du lịch. Mỗi hợp tác xã, trang trại, homstay cần thiết kế tạo video có chất lượng cao, đảm bảo tính mỹ thuật nhưng đồng thời truyền tải được hình ảnh riêng của từng điểm.

         Thành lập và đào tạo quản trị viên chuyên phụ trách về nội dung, về hình thức, về tất cả mọi hoạt động của fanpage, kiểm tra các thông tin, hình ảnh, video không chính xác để xử lý kịp thời tránh gây những hiểu lầm không đáng có và để fanpage hoạt động hiệu quả một cách toàn diện. Thường xuyên tương tác và trả lời, giải đáp thắc mắc của du khách với các thông tin về giá cả, tình hình giao thông, thời tiết, nơi nghỉ ngơi…để họ thấy được sự chuyên nghiệp, sự nhiệt tình, chân thành, chào đón nồng hậu  đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước.

            Chính quyền địa phương kết hợp cũng với các chủ mô hình cần đẩy mạnh việc  thông tin về các sự kiện đặc biệt khu vực như Lễ hội Lồng tồng, Festival chè…  thông qua  quảng cáo trên Facebook, đưa thông tin trên diễn đàn, cổng thông tin du lịch. Khuyến khích và đề cao sự tương tác của khách du lịch trước và sau chuyến đi của mình lên Fanpage.

4. Kết luận

              Qua kết quả nghiên cứu cho thấy Du lịch nông nghiệp đã được phát triển tại một số trang trại, hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, công nghệ thông tin đã được các trang trại và hợp tác xã ứng dụng nhiều tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Chỉ có 3/8 điểm nghiên cứu là có website riêng trong đó có một hợp tác xã có thông tin đầy đủ và cập nhật, 8 điểm nghiên cứu có đưa các thông tin lên fapage, fabook nhưng chỉ có Hoàng Nông farm có thông tin đầy đủ.

               Chỉ có 37,5% các chủ trang trại, hợp tác xã được đào tạo livetream, làm các video ngắn để quảng cáo, đa số đều chưa có quản trị viên hay nhân viên phụ trách mảng công nghệ thông tin truyền thông. Đối với người lao động thì tỷ lệ được đào tạo tập huấn cũng thấp.

              Phản hồi từ khách du lịch cho thấy tỷ lệ khách được biết thông tin của hợp tác xã và trạng trại trên cổng thông tin du lịch của thái nguyên rất thấp, chiếm 7,08% khách được phỏng vấn. Tỷ lệ biết được thông tin điểm đến qua fabook, website cá nhân chiếm từ 32,50- 34,58%. Khách du lịch đề nghị nên lập những tour du lịch nông nghiệp cho Thái nguyên, kết nối các điểm đến lại với nhau, hiện nay chỉ có thông tin tại các điểm đến đơn lẻ. Thông tin cần cập nhật, bổ sung thông tin liên quan đến quá trình trồng trọt, chăm sóc, giá các sản phẩm nông nghiệp cũng như những dịch vụ liên quan. Bổ sung bản đồ các điểm du lịch Nông nghiệp tại Thái Nguyên

       Thông tin điểm đến rất quan trọng với du khách nhưng do Du lịch nông nghiệp mới bắt đầu phát triển tại Thái Nguyên những năm gần đây nên sự đầu tư cũng như chiến dịch quảng bá về du lịch nông nghiệp của tỉnh còn chưa đa dạng, khách du lịch đa số biết đến các trạng trại du lịch của Thái Nguyên thông qua các trang mạng xã hội, qua fanpage do vậy chính quyền, người dân địa phương, các công ty lữ hành cần có những hội thảo, xây dựng các sản phẩm du lịch nông nghiệp mang tính đặc thù, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quảng cáo hình ảnh điểm đến cho khách du lịch.   

Một số hình ảnh:

Ảnh 1: Trải nghiệm tại mô hình vườn hoa ATK Định Hóa.

Ảnh 2: Thăm quan hợp tác xã sản xuất chè Hảo Đạt cùng giáo sư Hàn Quốc

Ảnh 3: Đánh giá hoạt động mô hình Du lịch nông nghiệp tại Võ Nhai

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 [1]. Ngô Thị Phương Lan, Trần Anh Tiến, Hoàng Ngọc Minh Châu (2020). Du lịch nông nghiệp – Từ kinh nghiệm ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến sự phát triển tại huyện Yeongdong, tỉnh Chungcheongbuk, Hàn Quốc. Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ - Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG-HCM), 4(2), 365–375. https://doi.org/10.32508/stdjssh.v4i2.553     

 [2]. Báo cáo thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã gắn với Du lịch nông nghiệp, nông thôn (2020); Bộ NN &PTNT, Hội thảo thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn, http://www.vtr.org.vn/thuc-trang-va-tiem-nang-phat-trien-mo-hinh-du-lich-nong-nghiep-nong-thon.html       

[3]. Salvatore Ammirato, University of Calabria, Italy Alberto Michele Felicetti, University of

 Calabria, Italy, The Agritourism as a Means of Sustainable Development for Rural Communities: A Research from the Field, The International Journal of Interdisciplinary Environmental Studies Volume 8, 2014. 17-29. doi:10.18848/2329-1621/CGP/v08i01/53305, November 12, 2014

 [4].  Femenia-Serra, F., & Gretzel, U. (2020). Influencer Marketing for Tourism Destinations: Lessons froma Mature Destination. In Information and Communication Technologies in Tourism 2020 (pp.65-78). Springer, Cham. https://link.springer.com/book/10.1007/978-3-030-36737-4.

 [5].   E. Simkova (2013), The role of information technology in the development of rural tourism and its presentation,  International Conference on Information Technology Based Higher Education and Training (ITHET), DOI: 10.1109/ITHET31414.201310-12 Oct. 2013

[6]. Dimitris Drosos, M. Chalikias, Aristeidis Papagrigoriou (2017),  The Strategic Role of Information Technology in Tourism,  Springer Proceedings in Business and Economics, in: Vicky Katsoni & Amitabh Upadhya & Anastasia Stratigea (ed.), Tourism, Culture and Heritage in a Smart Economy, pages 207-219, Springer, DOI: 10.1007/978-3-319-47732-9_15

[7]. Konosoang Mpiti,  Andre de la Harpe, ICT factors affecting agritourism growth in rural
communities of Lesotho,  African Journal of Hospitality, Tourism and Leisure Vol. 4 (2) - (2015) ISSN: 2223-814X. Copyright: © 2014 AJHTL - Open Access- Online @ http//: www.ajhtl

[8]. Nguyen The Hai, Nguyen Van Song, Vu Thi Thanh Thuy, Nguyen The Huan, Nguyen Van Luong, Hoang Vu Quang (2022). Influencing Factors on Customers’ Decision to Visit - Agritourism Farms: A Case Study in Viet Nam, Agricultural Sciences, 2022, 13, 566-579.

 [9]. Rosa Maria Fanelli and Luca Romagnoli (2020), Customer Satisfaction with Farmhouse Facilities and Its Implications for the Promotion of Agritourism Resources in Italian Municipalities, Sustainability, Licensee MDPI, Basel, Switzerland. https://doi.org/10.3390/su12051749

[10]. Fanelli, R.M. Seeking Gastronomic, Healthy, and Social Experiences in Tuscan Agritourism Facilities. Soc.Sci. 2019, 9, 2. [CrossRef]

 [11]. Thai Nguyen Statistical Yearbook (2023), Statistical Publishing House,

       http://cucthongkethainguyen.gov.vn/an-pham-thong-ke

 [12]. Lawrence, J. (2009). The internet and small to medium-sized enterprises: research

notes. Information, Society and Justice. 2 (2):221-235

[13]. Buyukbay, E. & Gunduz, O. (2011). An investigation on computer and Internet use

for agricultural development in rural areas: A case study of Tokat Province in Turkey. Department of Agricultural Economics, Faculty of Agriculture, Gaziosmanpasa University Turkey. 10 (56):11879-11886. 26 September, 2011 https://www.ajol.info/index.php/ajb/article/view/96219

[14]. Tembo, R., Simbanegavi, G. & Owei, V. (2010). Factors influencing the use of ICT by farm employees in the Western Cape commercial Agriculture: A Case Study of the wine industry. IST Africa 2010 conference proceedings. International Information Management Corporation, 2010, esearchgate.net/publication/25199417;  https://www.researchgate.net/publication/251994174

[15]. Ranjita Rathore, Manju Mandot (2020), Advantage of Agritourism with information and communicattion technology in Agricutural, International Journal of Advanced Research in Engineering and Technology (IJARET). Volume 11, Issue 12, December 2020, pp.3121-3131, ISSN Print: 0976-6480 and ISSN  Online: 0976-6499
DOI: 10.34218/IJARET.11.12.2020.294

 

STUDY ON THE SITUATION OF INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION IN SOME MODELS OF AGRICULTURAL TOURISM IN THAI NGUYEN

Vu Thi Thanh Thuy, Nguyen The Hai, Trần Thi Mai Hương,

Vu Thi Nguyen, Nguyen Duy Lam

SUMMARY

The study was conducted in 8 cooperatives, homstays, farmstays in 4 areas of Thai Nguyen province. At the study sites, eight establishment owners and 50 workers were interviewed and feedback was collected from 240 agri-tourism. Research results show that information technology has been applied by farms and cooperatives, but there are still some limitations. Only 3/8 research sites have their own websites, including 1 cooperative with complete and up-to-date information, 8 research sites have posted information on fapages and fabooks, but only Hoang Nong farm has posted information. Most farms and cooperatives do not have administrators or staff in charge of information and communication technology, only 37.5% are trained in livestream, making videos. For workers, the rate of training is also very low. Responses showed that only 7.08 percent of tourists knew information about the cooperative and camp status on the tourist portal of Thai Nguyen. The rate of knowing about destination information through facebook, personal website accounts for 32.50-34.58%%. Tourists suggest setting up their own agricultural tourism page, connecting the points together to create their own agricultural tours. Information needs to be updated and supplemented with information related to the cultivation process, care, prices of agricultural products as well as related services, maps of agricultural tourist attractions in Thai Nguyen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN