Banner
Trang chủ GIỚI THIỆU Tổng quan về Khoa

Giới thiệu về Khoa Quản lý Tài nguyên

05/06/2021 08:21 - Xem: 1748
Ngày 18/12/2013, Giám đốc Đại học Thái Nguyên đã ra quyết định số 1762/QĐ-ĐHTN thành lập Khoa Quản lý Tài nguyên và khoa Môi trường từ khoa Tài Nguyên & Môi trường, Khoa Quản lý tài nguyên do TS. Vũ Thị Thanh Thủy làm Trưởng khoa.

Ngày 9 tháng 11 năm 1996, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định số 8303/KHTC cho phép trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chính thức được đào tạo  ngành Quản lý đất đai hệ chính quy, chương trình đào tạo 4 năm. Khóa tuyển sinh đầu tiên, lớp QLĐĐ 27 chỉ có 36 sinh viên do khoa Trồng trọt quản lý. Ngày 14 tháng 7 năm 2001, khoa Địa chính chính thức được thành lập, trên cơ sở lấy một bộ môn của khoa Trồng trọt cũ là Bộ môn Khoa học đất, đồng thời thành lập thêm hai bộ môn mới là bộ môn Hệ thống thông tin và Trắc địa bản đồ. Ngày 13 tháng 1 năm 2004, khoa Địa chính được Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ký quyết định số 166/QQĐ-BGD&ĐT-ĐH-SĐH cho phép được đào tạo ngành Khoa học Môi trường. Năm 2006 khoa Địa chính được đổi tên thành khoa Tài nguyên & Môi trường. Ngày 18 tháng 12 năm 2013, Khoa được đổi tên thành Khoa Quản lý Tài nguyên. Ngày đầu thành lập khoa chỉ có 14 giáo viên và 142 sinh viên, trang thiết bị cho thực hành, thực tập còn vô cùng thiếu thốn, đa số phải liên kết với các khoa và đơn vị ngoài trường. Trải qua gần 20 năm xây dựng và phấn đấu, khoa đã phát triển lớn mạnh trở thành một trong những khoa có số lượng sinh viên đông nhất trong toàn trường. Hiện khoa đang được giao đào tạo các chuyên ngành: Quản lý đất đai, Địa chính- môi trường, Quản lý tài nguyên và Du lịch sinh thái, Quản lý và kinh doanh Bất động sản. Trong quá trình phát triển khoa đã trải qua các giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 2001 - 2009: Khoa do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông làm trưởng khoa. Khoa bao gồm 7 bộ môn: Bộ môn Khoa học đất, Bộ môn Trắc địa- Bản đồ, Bộ môn Quan trắc Thông tin đất và môi trường, Bộ môn Quản lý đất đai, Bộ môn Quy hoạch Tài nguyên môi trường, Bộ môn đánh giá môi trường, Bộ môn Quản lý môi trường. Năm 2008 khoa sắp xếp lại thành 5 bộ môn, bao gồm: Bộ môn Khoa học đất, Bộ môn Trắc địa- Bản đồ, Bộ môn Môi trường, Bộ môn Quản lý đất đai, Bộ môn Quy hoạch Tài nguyên môi trường.

Giai đoạn 2009 - 2011: Khoa do PGS.TS. Đặng Văn Minh là trưởng khoa, Khoa bao gồm 5 bộ môn: Bộ môn Khoa học đất, Bộ môn Trắc địa, GIS- viễn thám, Bộ môn Khoa học và Công nghệ Môi trường, Bộ môn Luật và chính sách TNMT, Bộ môn Quy hoạch Tài nguyên môi trường.

Giai đoạn 2011 - 2013: Khoa do TS. Hoàng Văn Hùng làm trưởng khoa, Khoa bao gồm 5 bộ môn: Bộ môn Khoa học đất, Bộ môn Trắc địa, GIS- viễn thám, Bộ môn Khoa hoc và Công nghệ Môi trường, Bộ môn Luật và chính sách TNMT, Bộ môn Quy hoạch Tài nguyên môi trường.

Giai đoạn 2014 – đến nay: Khoa do TS. Vũ Thị Thanh Thủy  làm trưởng khoa, Khoa hiện có 2 bộ môn: Bộ môn Quản lý đất đai và Bất động sản,  Bộ môn Quản lý Tài nguyên và Du lịch sinh thái. Số cán bộ công nhân viên chức trong Khoa là 33 người, trong đó có trên 50% là cán bộ trẻ; có 2 GS, 5 PGS, 6 thầy cô giáo đang học NCS trong nước và nước ngoài, 3 nhà giáo ưu tú.

Ảnh tập thể khoa Quản lý tài nguyên

Trong những năm qua, ngoài nhiệm vụ đào tạo, các thầy cô giáo trong khoa còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của các tỉnh miền núi phía Bắc. Khoa đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và các dự án chuyển giao KHCN. Các đề tài và địa điểm khoa chuyển giao KHCN, đó là: kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, phát triển các mô hình Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp ở các địa phương: Bắc Kạn, Tuyên Quang,Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Lai Châu, Thái Nguyên v.v. Quy hoạch môi trường, ĐTM, ĐMC, xử lý phế thải, nước thải, phế phụ phẩm chống ô nhiễm môi trường v v. ở các tỉnh: Bắc Kạn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc v.v.

Việc hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Khoa đã có quan hệ với một số quốc gia và tổ chức quốc tế, như: Mỹ, Úc, Đức, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc v.v. Sinh viên trong khoa có trình độ ngoại ngữ được cử đi thực tập nghề tại Isaren, Nhật Bản lên tới hàng 100 lượt mỗi năm.

Khoa Quản lý tài nguyên

Bộ môn Quản lý Tài nguyên và Du lịch sinh thái

Bộ môn Quản lý đất đai và Bất động sản