Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu khoa học cán bộ
ỨNG DỤNG CỦA TRẠM ĐO HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU (GLOBAL NAVIGATION SATELLITE SYSTEM – GNSS)

ỨNG DỤNG CỦA TRẠM ĐO HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU (GLOBAL NAVIGATION SATELLITE SYSTEM – GNSS)

Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (Global Navigation Satellite System – GNSS) là một công nghệ tiên tiến sử dụng các vệ tinh để cung cấp dịch vụ định vị, dẫn đường và thời gian chính xác cho người dùng trên toàn thế giới. Các trạm đo GNSS trên mặt đất đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập và xử lý tín hiệu từ các vệ tinh, nhằm cải thiện độ chính xác và độ tin cậy của dữ liệu định vị. Ứng dụng của các trạm đo GNSS bao gồm nhiều lĩnh vực như địa chính, xây dựng, nông nghiệp chính xác, và giám sát môi trường. Các trạm đo này không chỉ giúp định vị chính xác vị trí của các đối tượng mà còn hỗ trợ trong việc nghiên cứu khoa học, như theo dõi chuyển động của các mảng kiến tạo, giám sát sự thay đổi của môi trường, và hỗ trợ trong các hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ GNSS, các ứng dụng của trạm đo GNSS ngày càng được mở rộng và cải tiến, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của nhiều lĩnh vực trong đời sống và kinh tế.

Xem thêm
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 3D VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI VĂN HÓA TRÀ TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 3D VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI VĂN HÓA TRÀ TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại được ứng dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có ngành du lịch. Chính vì vậy đề xuất đưa mô hình 3D vào phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng là tất yếu. Bài báo là sự kết hợp các dữ liệu thu thập được biểu hiện dưới những cấp độ chi tiết hiển thị 3D khác nhau dựa trên sự kết hợp các phần mềm ArcGIS và Google Sketchup để đưa ra mô hình trực quan Hợp tác xã (HTX) trà và du lịch cộng đồng Tiến Yên, HTX chè Hảo Đạt tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Sau khi xây dựng thành công mô hình 3D khu vực thực nghiệm, sản phẩm thu được là một mô hình có tính trực quan cao thể hiện các mức độ chi tiết của các đối tượng 3D, chứa đựng cơ sở dữ liệu đầy đủ phục vụ nghiên cứu tiếp theo liên quan đến phát triển du lịch của xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, Xã Tân Cương, Bản đồ 3D, ArcGIS, Google Sketchup.

Xem thêm
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ĐẤT TỈNH QUÃNG NGÃI

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ĐẤT TỈNH QUÃNG NGÃI

Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, Khoa Quản lý Tài nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên… đã điều tra lấy mẫu đất tại thực địa trong hạng mục Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất lần đầu tỉnh Quảng Ngãi thuộc dự án Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất lần đầu; Điều tra, phân hạng đất lần đầu; Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu tỉnh Quảng Ngãi. Dự án đã khảo sát tại 1.944 phẫu diện, trong đó có 216 phẫu diện chính, 864 phẫu diện phụ và 864 phẫu diện thăm dò, lấy 1.080 mẫu đất phân tích tầng mặt và lấy 216 phẫu diện phân tích tầng phát sinh.

Xem thêm
TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ THÀNH CÔNG, THÀNH PHỐ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ THÀNH CÔNG, THÀNH PHỐ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Du lịch homestay là loại hình du lịch góp phần phát triển bền vững bởi nhiều lợi ích mang lại; vừa tạo sự thu hút, trải nghiệm mới đối với du khách, vừa đảm bảo sinh kế và thu nhập cho người dân địa phương. Vì vậy, du lịch homestay đang là xu thế phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, Phổ Yên đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Phổ Yên cũng là nơi có tiềm năng lớn để phát triển lĩnh vực du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và các điểm di tích lịch sử văn hóa phong phú, giàu giá trị truyền thống. Do đó, khai thác nguồn lực, phát huy tối đa các lợi thế này đang là một trong những mục tiêu lớn được địa phương đặt ra để có thể đạt mục tiêu phát triển đồng bộ, toàn diện kinh tế - xã hội. Thế nhưng, các thế mạnh ở địa bàn chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, chưa được khai thác gắn kết với du lịch để tạo thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế địa phương. Do vậy, nghiên cứu này phân tích những tiềm năng du lịch homestay ở xã Thành Công, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; từ đó đưa ra một số định hướng về mô hình homestay và giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn để phát triển du lịch homestay tại địa bàn một cách hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và hướng tới sự phát triển bền vững.

Xem thêm
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ XU THẾ BIẾN ĐỔI LƯỢNG MƯA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2002-2022

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ XU THẾ BIẾN ĐỔI LƯỢNG MƯA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2002-2022

Nghiên cứu này sử dụng lượng mưa khai thác từ hệ thống quan trắc lượng mưa trực tuyến toàn cầu (G-WADI PERSIANN-CCS GeoServer) để xây dựng cơ sở dữ liệu lượng mưa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2002 - 2022. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng 22 bản đồ lượng mưa cho từng năm và 05 bản đồ cho các giai đoạn từ 2002-2022 cho thấy lượng mưa có xu hướng phân bố không đều trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm và các giai đoạn. Trong cả 3 giai đoạn 2006-2010, 2011-2015, 2016-2020 lượng mưa phân bố tập trung chủ yếu tại phía tây nam của tỉnh, thuộc địa bàn các huyện Đại Từ; thành phố Sông Công và thành phố Phổ Yên. Lượng mưa tập trung nhiều nhất tại vùng núi Tam Đảo của huyện Đại Từ trung bình từ 1320mm đến 1373mm. Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2022 lượng mưa phân bố tập trung chủ yếu phía Tây, Tây Bắc tại các huyện Định Hóa, Phú Lương và Đại Từ của tỉnh với lượng mưa thấp nhất 1.170mm, cao nhất là 1.494mm và trung bình là 1.330mm. Lượng mưa phân bố ít nhất tại Bắc, Đông Bắc tại các huyện Võ Nhai, Phú Bình với lượng mưa trung bình thấp nhất từ 1143mm đến 1241mm, trung bình là 1192mm. Những phát hiện này là số liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách khi phân tích, nghiên cứu phát triển nông nghiệp và phòng chống thiên tai ở tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2021

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2021

Đô thị hóa là quá trình tất yếu xảy ra ở tất cả các địa bàn và có những tác động đến mọi mặt của đời sống người dân. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa và những tác động của chúng đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp, việc làm và thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2015 – 2021. Huyện Vân Đồn được chia thành 02 vùng nghiên cứu. Tại mỗi vùng nghiên cứu, 60 chủ hộ được phỏng vấn nhanh về tình hình nhân khẩu, lao động, việc làm và sử dụng đất. Kết quả cho thấy, đi đôi với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sử dụng đất của huyện, tình hình sử dụng đất nông nghiệp, việc làm và thu nhập của người dân cũng có những thay đổi đáng kể. Phần lớn lao động của hộ dịch chuyển từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp làm cho thu nhập gia tăng. Tuy nhiên, một phần nhỏ đất nông nghiệp đang bị người dân bỏ hoang là vấn đề cần giải quyết. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và ổn định thu nhập góp phần cải thiện đời sống người dân

Xem thêm
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CỜ LAO TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TÌNH HÀ GIANG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CỜ LAO TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TÌNH HÀ GIANG

Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. "Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam"

Xem thêm
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION V8I VÀ PHẦN MỀM VIETMAP XM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2023 NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI ĐẠI 4.0

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION V8I VÀ PHẦN MỀM VIETMAP XM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2023 NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Hiện nay, việc quản lý đất đai tại phường Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên còn gặp khó khăn do hệ thống bản đồ số chưa được cập nhật thường xuyên. Trong thời đại 4.0 việc ứng dụng công nghệ số để xây dựng, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là rất cần thiết. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trên phần mềm MicroStation V8i và VietMap giúp cho việc tìm kiếm, sửa đổi, tra cứu, truy cập, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Nghiên cứu này đã sử dụng ba phương pháp: Điều tra, thu thập số liệu về bản đồ, loại đất, diện tích.., Phương pháp thành lập bản đồ bằng phần mềm MicroStationV8i và VietMap XM, và phương pháp phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm excel để thống kê diện tích, tính toán cơ cấu, mục đích sử dụng các loại đất. Kết quả nghiên cứu bổ sung tư liệu cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm để xây dựng bản đồ số, cung cấp giữ liệu không gian, thuộc tính cho phường, cho tỉnh Thái Nguyên và các địa phương lân cận. Sản phảm bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2023 của phường Hoàng Văn Thụ là tài liệu phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo dõi biến động và quản lý đất đai tại phường một cách hiệu quả.

Xem thêm
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN BỐ CÂY TAM THẤT BẮC TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN BỐ CÂY TAM THẤT BẮC TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI

Với những đặc trưng về địa hình, địa chất và khí hậu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có thảm thực vật tự nhiên phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài dược liệu quý, đặc biệt là cây Tam thất Bắc. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực địa để xác định đặc điểm sinh trưởng cây dược liệu Tam thất bắc và đánh giá sự phân bố của Tam thất bắc cho vùng núi phía Bắc Việt Nam dựa vào ảnh vệ tinh Sentinel-1 và Sentinel-2. Kết quả cho thấy, Tam thất Bắc ở Việt Nam nhỏ hơn Tam thất từ Trung Quốc và một năm chỉ ra một chồi và xuất hiện ở các khu vực có độ cao trên 800m, phần lớn tập trung dưới tán rừng.

Xem thêm
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI MỘT SỐ MÔ HÌNH DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI THÁI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI MỘT SỐ MÔ HÌNH DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI THÁI NGUYÊN

Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, quảng cáo hình ảnh, bán hàng tại một số trang trại, hợp tác xã nông nghiệp kết hợp du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu được tiến hành tại 8 hợp tác xã, homestay, farmstay tại 4 khu vực của tỉnh Thái nguyên. Tại các điểm nghiên cứu, phỏng vấn 8 chủ cơ sở, 50 người lao động và thu thập ý kiến phản hồi từ 240 khách du lịch nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ thông tin đã được các trang trại và hợp tác xã ứng dụng tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Chỉ có 3/8 điểm nghiên cứu là có website riêng trong đó có 1 hợp tác xã có thông tin đầy đủ và cập nhật, 8 điểm nghiên cứu có đưa các thông tin lên fapage, facebook nhưng chỉ có Hoàng Nông farm đưa thông tin đầy đủ. Các trang trại, hợp tác xã đa số đều chưa có quản trị viên hay nhân viên phụ trách mảng công nghệ thông tin truyền thông, chỉ có 37,5% các được đào tạo livetream, làm các video. Đối với người lao động thì tỷ lệ được đào tạo tập huấn cũng rất thấp. Phản hồi cho thấy chỉ có 7,08 % khách du lịch được biết thông tin của hợp tác xã và trang trại trên cổng thông tin du lịch của Thái Nguyên. Tỷ lệ biết được thông tin điểm đến qua facebook, website cá nhân chiếm từ 32,50- 34,58%%. Khách du lịch đề nghị nên lập trang du lịch nông nghiệp riêng, kết nối các điểm lại với nhau tạo những tour du lịch nông nghiệp riêng. Thông tin cần cập nhật, bổ sung thông tin liên quan đến quá trình trồng trọt, chăm sóc, giá các sản phẩm nông nghiệp cũng như những dịch vụ liên quan, bản đồ các điểm du lịch Nông nghiệp tại Thái Nguyên.

Xem thêm
KHAI THÁC, THƯƠNG MẠI HÓA CÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ, CÔNG NGHỆ, MÔ HÌNH KINH DOANH CÓ TIỀM NĂNG TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU

KHAI THÁC, THƯƠNG MẠI HÓA CÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ, CÔNG NGHỆ, MÔ HÌNH KINH DOANH CÓ TIỀM NĂNG TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU

Trường Đại học Nông lâm đã có 29 sản phẩm được cấp quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ là các giống cây trồng vật nuôi, quy trình sản xuất…. Nhiều sản phẩm của nhà trường đã được thương mại hóa có thương hiệu và uy tín trên thị trường.

Xem thêm
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ 3 NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ 3 NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong các giao dịch dân sự vô hiệu là vấn đề luôn được các nhà làm luật quan tâm. Quyền của người thứ ba ngay tình được quy định xuyên suốt từ Bộ Luật Dân sự 1995, 2005 và Bộ Luật Dân sự 2015. So với các Bộ luật Dân sự trước đây, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định chặt chẽ hơn, chi tiết hơn và theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.

Xem thêm
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG  CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ PHÚC TRÌU,  THUỘC KHU VỰC HỒ NÚI CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ PHÚC TRÌU, THUỘC KHU VỰC HỒ NÚI CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN

Đề tài được thực hiện trên cơ sở điều tra thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đất đai, sử dụng phiếu điều tra, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường của việc sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên địa bàn xã có 07 loại hình sử dụng đất (LUT), tương ứng với 09 kiểu sử dụng đất. LUT 2 lúa – màu và LUT chuyên rau có hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiệu quả xã hội, thu hút lao động ở tất cả các loại hình sử dụng đất vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất là tương đối tốt, tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý việc sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng và đúng kỹ thuật.

Xem thêm
CÔNG NGHỆ LiDAR TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ

CÔNG NGHỆ LiDAR TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, công nghệ Lidar bắt đầu được sử dụng để phục vụ công tác nghiên cứu và khảo sát đặc điểm địa hình bề mặt trái đất. Tại Việt Nam, công nghệ này lần đầu tiên được Trung tâm Viễn thám (nay là Cục Viễn thám Quốc gia) tiến hành bay quét Lidar khu vực Cần thơ để lập mô hình số độ cao DEM độ chính xác 0.2 m, độ chính xác DSM khoảng 0.3 m với diện tích khoảng 1845 km2. Tiếp đó, với sự tham gia của Trung tâm Viễn thám và Công ty Đo đạc ảnh Địa hình thực hiện ở nhiều khu vực khác đã mở ra thời kỳ áp dụng công nghệ Lidar tại Việt Nam.

Xem thêm
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

Sản xuất nông nghiệp của huyện Ninh Sơn tỉnh Nình Thuận trong mấy năm qua tuy đã có những tiến bộ nhưng chưa thật sự đem lại hiệu quả bền vững. Vì vậy, năm 2021 , một đề tài nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả bền vững. Từ kết quả các chỉ tiêu đánh giá cho thấy điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương phù hợp với các loại cây trồng ở mức độ trung bình, chưa khắc phục được các yếu tố về khí hậu như thời tiết khô nóng, hạn hán nên chưa đem lại hiệu quả sử dụng đất cao, dẫn đến không đều( có nhóm cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao nhưng các LUT cây hàng năm vẫn cho hiệu quả kinh tế thấp). Các loại hình trồng cây ăn quả lâu năm cho thu nhập cao, nhưng đa số các loại cây hàng năm đều cho hiệu quả chưa cao. Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện hầu hết chưa có khả năng sử dụng bền vững trong tương lai. Diện tích đất trồng lúa 3 vụ đã tương đối cao nhưng năng suất còn tương đối thấp, việc phát triển cây màu trên chân đất 2 lúa chưa đem lại hiệu quả. hệ thống thủy lợi nội đồng xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu tiêu úng cho sản xuất.

Xem thêm