1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, du lịch nông nghiệp được chú trọng trong và đầu tư phát triển, được đánh giá như là 1 mục tiêu tăng trưởng ở khu vực nông thôn. Du lịch nông nghiệp gắn trực tiếp với các hoạt động nông nghiệp và được thực hiện bới các hộ nông dân, hoạt động du lịch góp phần nâng cao thu nhập của các hộ (Foris và cs, 2018)
Phương pháp Delphi được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến khác nhau của các chuyên gia, kiểm tra lẫn nhau để có một cái nhìn khách quan hơn về một vấn đề. Phương pháp khảo sát Delphi là một quá trình lặp đi lặp lại được sử dụng để thu thập và chắt lọc các đánh giá của các chuyên gia bằng cách sử dụng một loạt bảng câu hỏi xen kẽ với phản hồi. Mục đích của phương pháp này là xây dựng các dự báo đồng thuận từ một nhóm chuyên gia theo cách lặp đi lặp lại có cấu trúc. Sự đồng thuận các ý kiến chuyên gia góp phần nâng cấp chất lượng nghiên cứu, do đó, phương pháp Delphi rất cần thiết cho các nghiên cứu cần tham vấn chuyên gia.
Du lịch nông nghiệp là một lĩnh vực mới phát triển, được quan tâm tại Việt Nam trong những năm gần đây. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững nhằm trở thành công cụ để quản lý nhà nước và đánh giá hoạt động của các trang trại nông nghiệp có gắn với du lịch là hết sức cần thiết. Các chỉ số về tính bền vững là các công cụ định lượng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá thông tin để các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định, WTO (2004). Trong bài viết này chúng tôi sử dụng phương pháp Delphi để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá.
2. Phương pháp
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá du lịch nông nghiệp được dựa trên bộ chỉ tiêu đánh giá du lịch bền vững của UNWTO (tổ chức du lịch thế giới)
- Bộ tiêu chí được xây dựng theo các khía cạnh: Kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và quản trị
- Đánh giá theo các vòng Delphil
- Vỏng thử nghiệm: 15 phiếu khảo sát
- Vòng 1: Bảng hỏi được xây dựng theo thang đo Likert 7 bậc được gửi đến 30 chuyên gia
- Vòng 2: Bảng hỏi được chỉnh sửa và gửi đến 30 chuyên gia
- Bộ tiêu chí của Tổng cục du lịch thế giới đánh giá du lịch bền vững
Bảng 1: Bộ chỉ tiêu của UNWTO đánh giá bền vững du lịch
STT |
Chỉ tiêu |
Cách xác định |
1 |
Chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch |
|
2 |
Chỉ tiêu về đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên |
|
3 |
Tiêu chí đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế |
|
4 |
Chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội – nhân văn |
|
Nguồn: UNWTU -2004
Qua bảng trên cho thấy, Tổ chức du lịch thế giới ban hành bộ tiêu chí dựa trên mối quan hệ giữa du lịch và môi trường, có đề cập đến du lịch liên quan đến kinh tế, xã hội và tác động của du lịch lên hệ sinh thái. Tuy nhiên trong bộ tiêu chí này vẫn chưa đầy đủ để đánh giá du lịch nông nghiệp là lĩnh vực có liên quan nhiều đến nông hộ, đến môi trường sinh thái, văn hóa cộng đồng và thu nhập. Do vậy chúng tôi xây dựng Bộ tiêu chí dựa theo các bước sau:
- Xây dựng bộ tiêu chí
- Bộ tiêu chí được xây dựng dựa theo 5 khía cạnh chính: Kinh tế, Xã hội, Môi trường, Văn hóa và quản trị. Dựa trên rất nhiều các nghiên cứu, bộ tiêu chí được xây dựng với 167 chỉ tiêu trên cơ sở tham vấn ý kiến của 15 chuyên gia
- Delphil vòng 1
Bộ câu hỏi với các tiêu chí đã được gửi đến 30 chuyên gia trong các lĩnh vực: Du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường, kinh tế nông nghiệp, quản trị. Kết quả thu về còn 75/167, bổ sung chỉ tiêu về sản phẩm OCOP, chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới.
Trong vòng nghiên cứu này, sự phù hợp về cơ bản đã được đáp ứng, tuy nhiên, tỷ lệ đồng thuận vẫn còn thấp, vì vậy cần có sự điều chỉnh và thực hiện một vòng khảo sát mới. Sự đồng thuận của bộ tiêu chí sẽ được trình bày ở vòng cuối cùng khi có những điều chỉnh hợp lý nhất.
Vòng 2 của phương pháp Delphi với bảng câu hỏi gửi qua email cho 30 chuyên gia tham gia vòng 1. Ở vòng này, các chuyên gia đánh giá lại bảng câu hỏi sau khi đã chỉnh sửa từ kết quả vòng 1. Bảng câu hỏi vòng 2 gồm 46 nhóm tiêu chí, giảm từ 75 nhóm ở vòng 1.
- Kinh tế: từ 15 nhóm tiêu chí còn 9 (loại 6 tiêu chí không phù hợp).
- Xã hội: từ 15 còn 8 tiêu chí (loại 7 tiêu chí).
- Văn hóa: từ 15 còn 7 tiêu chí (loại 8 tiêu chí).
- Môi trường: từ 15 còn 9 tiêu chí (loại 6 tiêu chí).
- Quản trị: từ 15 còn 13 tiêu chí (loại 2 tiêu chí).
Bảng 2. Các tiêu chí về phát triển du lịch nông nghiệp bền vững
Nhóm chỉ tiêu |
Chỉ tiêu |
Ký hiệu |
Trung bình |
Xếp hạng |
|
||
---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|||||||
I. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững kinh tế trong Phát triển DLNN |
|
||||||
1. Lợi ích kinh tế của cộng đồng và điểm đến |
1.1. Hiệu quả kinh doanh DLNN |
Q1 |
6.9 |
1 |
|
|
|
1.2. Chi tiêu của khách du lịch tại điểm đến |
Q2 |
|
|
||||
2. Khả năng đáp ứng CSHT |
2.1. Khả năng đáp ứng của CSHT cho DLNN |
Q3 |
6.19 |
3 |
|
|
|
3. Việc làm trong DLNN |
3.1. Số lượng và chất lượng việc làm trong lĩnh vực DLNN |
Q4 |
6.76 |
2 |
|
|
|
3.2. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp và đào tạo tại chỗ trong lĩnh vực DLNN |
Q5 |
|
|||||
4. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp DLNN |
4.1. Lợi thế so sánh của điểm đến DLNN |
Q6 |
6.1 |
4 |
|
||
4.2. Liên kết vùng trong phát triển sản phẩm DLNN |
Q7 |
|
|||||
5. Tổ chức hoạt động DLNN gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia(PA.5) |
5.1. Thực hiện xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng tại điểm đến DLNN |
Q8 |
5.62 |
5 |
|
||
5.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, vừa và nhỏ, siêu nhỏ (MSMEs), hợp tác xã và hộ gia đình kinh doanh trong lĩnh vực DLNN |
Q9 |
|
|||||
II. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững xã hội trong phát triển DLNN |
|||||||
1. Ảnh hưởng của DLNN đối với cộng đồng địa phương và khách du lịch |
1.1. Sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến DLNN |
Q10 |
6.95 |
1 |
|
||
1.2. Sự hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động DLNN |
Q11 |
|
|||||
2. Nhận thức của cộng đồng địa phương đối với DLNN |
2.1. Thúc đẩy truyền thông về DLNN |
Q12 |
6.71
|
2 |
|
||
2.2. Cộng đồng địa phương nhận thức rõ về kế hoạch phát triển DLNN |
Q13 |
|
|||||
3. An ninh và an toàn trong hoạt động DLNN |
3.1. Đảm bảo an ninh và an toàn chung của khách du lịch |
Q14 |
6.43
|
3 |
|
||
4. Bình đẳng giới |
4.1. Tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào hoạt động DLNN |
Q15 |
6.1 |
4 |
|
||
5. Lao động trẻ em |
5.1. Tuân thủ các quy định về tuyển dụng lao động trẻ em tại điểm đến DLNN |
Q16 |
5.71 |
5 |
|
||
5.2. Đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em |
Q17 |
|
|||||
III. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững văn hóa trong phát triển DLNN |
|||||||
1. Cơ sở pháp lý để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa tại điểm đến DLNN |
1.1. Ban hành văn bản pháp luật về bảo tồn và phát triển DSVH |
Q18 |
5.48
|
5 |
|
||
2. Đóng góp cho bảo tồn và phát triển di sản văn hóa |
2.1. Kinh phí cho bảo tồn và phát triển di sản văn hóa |
Q19 |
5.52
|
4 |
|
||
2.2. Ban hành và thực thi các quy định đối với khách du lịch trong nâng cao nhận thức về bảo tồn, phát triển DSVH tại điểm đến DLNN |
Q20 |
|
|||||
2.3. Kế thừa và phát huy truyền thống, bảo tồn, phát triển DSVH của cộng đồng địa phương |
Q21 |
|
|||||
3. Truyền thông văn hóa |
3.1. Sự thu hút khách du lịch và cộng đồng tham gia các sự kiện văn hóa tại điểm đến DLNN |
Q22 |
6 |
2 |
|
||
4. Tính toàn vẹn và tính xác thực của tài sản văn hóa |
4.1. Chi phí hàng năm cho trùng tu tài sản văn hóa tại điểm đến DLNN |
Q23 |
5.62
|
3 |
|
||
5. Ảnh hưởng của DLNN tới văn hóa địa phương |
5.1. Mức độ ủng hộ của cộng đồng đối với bảo tồn, phát triển di sản văn hóa tại điểm đến DLNN |
Q24 |
6.76 |
1 |
|
||
IV. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững môi trường trong phát triển DLNN |
|||||||
1. Bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn vốn tự nhiên tại điểm đến DLNN |
1.1. Bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước sinh hoạt |
Q25 |
6.9
|
1 |
|
||
1.2. Bảo vệ cảnh quan và hệ sinh thái tự nhiên |
Q26 |
|
|||||
1.3. Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất |
Q27 |
|
|||||
2. Bảo vệ chất lượng môi trường xung quanh |
2.1. Bảo vệ chất lượng môi trường nước sông, suối, ao, hồ |
Q28 |
6.76
|
2 |
|
||
2.2. Bảo vệ chất lượng môi trường không khí |
Q29 |
|
|||||
3. Quản lý chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại |
3.1. Quản lý nước thải tại điểm đến DLNN |
Q30 |
6.1 |
4 |
|
||
3.2. Quản lý chất thải rắn tại điểm đến DLNN |
Q31 |
|
|||||
3.3. Quản lý chất thải nguy hại tại điểm đến DLNN |
Q32 |
|
|||||
4. Thúc đẩy kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn |
4.1. Tăng cường nhân thức và hành động hướng tới kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn |
Q33 |
6.19 |
3 |
|
||
V. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững quản trị trong phát triển DLNN |
|||||||
1. Tiếp thị trong DLNN |
1.1. Tổ chức quản lý quảng bá, bán hàng |
Q34 |
5.71
|
5 |
|
||
1.2. Bộ nhận diện quảng bá sản phẩm OCOP và DLNN |
Q35 |
|
|||||
2. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ DLNN |
2.1. Liên kết các điểm tham quan khác nhau trong hoặc gần điểm đến DLNN |
Q36 |
6.1
|
4 |
|
||
2.2. Xây dựng chuỗi giá trị trong phát triển DLNN |
Q37 |
|
|||||
2.3. Mở rộng phạm vi các dịch vụ nông nghiệp có sẵn tại điểm đến DLNN |
Q38 |
|
|||||
3. Tăng cường hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm và nâng cao sự tham gia của các bên liên quan. |
3.1. Chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan trong DLNN. |
Q39 |
6.43
|
3 |
|
||
3.2. Quản lý mâu thuẫn, xung đột nảy sinh trong quá trình hợp tác giữa các chủ thể của DLNN |
Q40 |
|
|||||
3.3. Tăng cường hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm |
Q41 |
|
|||||
4. Chuyển đổi số |
4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh |
Q42 |
6.81
|
2 |
|
||
4.2. Cung cấp CSHT thông tin (wifi, app…) cho khách du lịch. |
Q43 |
|
|||||
4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm. |
Q44 |
|
|||||
5. Năng suất xanh |
5.1. Tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch với sản xuất nông nghiệp dựa vào thiên nhiên |
Q45 |
6.9 |
1 |
|
||
5.2. Khuyến khích đổi mới sáng tạo trong kinh doanh DLNN |
Q46 |
|
4. Kết luận
Bộ tiêu chí đã được xây dựng dựa trên sự đóng góp của các chuyên gia, các nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên trong bộ tiêu chí đánh giá này chưa định rõ các minh chứng cần thu thập khi đánh giá. Ví dụ với tiêu chí này cần thu thập các minh chứng gì, có cần tham gia đánh giá trực tiếp hay chỉ cần thu thập số liệu thứ cấp, hoặc cả hai. Phần nghiên cứu đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chí chúng tôi xin được trình bày ở các vòng nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Foris, D., Popescu, M., & Foris, T. (2018). A comprehensive review of the quality approach in tourism. Intech Open Science, 10, 159-188.
- WTO. (2004). Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations A Guidebook (English version). UNWTO. https://doi.org/https://doi.org/10.18111/9789284407262
Vũ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Phương Nhung