Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái và tình hình phát triển du lịch của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Thông tin thứ cấp được thu thập tại các cơ quan, đơn vị liên quan đến du lịch trong khi thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bộ phiếu điều tra trên 3 nhóm đối tượng du khách (ngoài tỉnh Bắc Kạn - NT, trong tỉnh Bắc Kạn nhưng ngoài huyện Pác Nặm - TT, và trong huyện Pác Nặm - TH). Huyện Pác Nặm là địa bàn còn nhiều khó khăn về cả điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội kéo theo sự kém phát triển của ngành du lịch. Mặc dù các nguồn tài nguyên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn) của huyện được cho là rất có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái trong tương lai với phần lớn ý kiến đánh giá là có sự thu hút, một số yếu kém vẫn còn tồn tại và kìm hãm sự phát triển của du lịch của huyện đó là cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn và hoạt động truyền thông quảng bá cho du lịch chưa được quan tâm. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở khoa học quan trọng để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện Pác Nặm.
Xem thêmLục Ngạn là vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, được định hướng trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia. Với 4 loại cây ăn quả chủ lực là Vải thiều, Bưởi, Cam và Táo được phân bố trên 3 tiểu vùng. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của 4 kiểu cho thấy: kiểu sử dụng đất Vải thiều cho hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cao tại tiểu vùng 1, thu nhập thuần túy đạt 198,07 triệu đồng/ha/năm. Kiểu sử dụng đất Cam, Bưởi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao tại tiểu vùng 2 và 3, nhưng hiệu quả môi trường chỉ đạt mức trung bình. Kiểu sử dụng đất Táo cho hiệu quả thấp so với 3 kiểu trên, nhưng vẫn nên duy trì diện tích để đa dạng hóa sản phẩm cho huyện. Trong thời gian tới, các kiểu sử dụng đất Vải thiều, Bưởi, Cam cần được sản xuất 100% theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP, và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Xem thêmĐấu giá quyền sử dụng đất là hình thức phổ biến hiện nay trong lĩnh vực quản lý đất đai, nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Một nghiên cứu về kết quả và hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất đã được tiến hành tại huyện Thanh Trì tỉnh Thanh Hóa trong 3 năm (2017 – 2019) cho thấy: Trong 3 năm trên địa bàn huyện Thanh Trì đã đấu giá được 85 lô, với tổng diện tích là 8.259,26 m2; đấu giá đã thực hiện đấu giá thành công 81/85 lô đất chiếm 95,29%, thu về cho ngân sách Nhà Nước là 452.359.568.000. Giữa giá quy định và số tiền thu được do đấu giá chênh nhau 1,57 lần. Công tác đấu giá đã đạt được nhiều hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và trong trong công tác quản lý và sử dụng đất đai như: giúp Nhà nước khai thác hợp lý quỹ đất; tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng nguồn thu cho ngân sách; tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Xem thêmPhát triển kinh tế xã hội của một địa phương chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó công tác quản lý đất đai, nhất là công tác quy hoạch sử dụng đất là yếu tố hàng đầu và tác động mạnh đến các mặt của phát triển kinh tế và xã hội. Để thấy rõ được tác động đó, một nghiên cứu từ năm 2019 – 2020 tại thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để tiến hành khảo sát 3 vùng với những đối tượng sử dụng đất khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức độ ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến quá trình Đô thị hóa và công nghiệp hóa và Quá trình phát triển cơ sở hạ tầng là mạnh mẽ nhất, với kết quả đánh giá đạt chỉ số 3.68 – 4.02 ở cả 3 vùng. Các chỉ tiêu phát triển xã hội như Thu nhập và mức sống của dân, Tăng cơ hội việc làm và Giảm tỷ lệ đói nghèo chịu ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất ở mức trung bình. Từ những kết quả đánh giá này cho thấy cần phải có giải pháp tăng cường công tác quy hoạch sử dụng đất, nhất là phải xây dựng các bản quy hoạch mang tính khả thi cao để hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của một địa phương.
Xem thêmXói mòn đất là mối đe dọa lớn đối với sự thoái hóa đất, sự phát triển bền vững và khả năng sản xuất của các ngành ở khu vực miền núi Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này là thành lập bản đồ xói mòn đất và đánh giá mức độ mất đất tiểu lưu vực trên địa bàn 04 xã của thành phố Thái Nguyên thuộc lưu vực sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu sử dụng Phương trình mất đất toàn cầu (USLE) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Khu vực nghiên cứu được chia thành 5 cấp độ xói mòn đất (rất thấp, thấp, trung bình, mạnh và rất mạnh). Kết quả cho thấy đất xói mòn cấp I chiếm 19,43% tổng diện tích; đất xói mòn cấp II chiếm 17,52% tổng diện tích; đất xói mòn cấp III chiếm 13,94% tổng diện tích; xói mòn đất cấp IV cao nhất chiếm 37,79% tổng diện tích và cấp V chiếm 11,32% tổng diện tích. Xói mòn đất nhạy cảm nhất với yếu tố địa hình (LS), tiếp theo là yếu tố hỗ trợ thực hành (P), yếu tố xói mòn đất (K), quản lý cây trồng (C) và yếu tố xói mòn lượng mưa (R). Tại khu vực nghiên cứu có thể áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ đất tránh xói mòn. Đó là sử dụng lớp phủ đất làm rừng tái sinh với các loài thực vật bản địa; sử dụng mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc và đảm bảo đất dốc có thảm thực vật dày đặc để hạn chế xói mòn khi có mưa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc kết hợp các nguồn dữ liệu có sẵn được sử dụng với công nghệ USLE và GIS là một lựa chọn khả thi để tính toán xói mòn đất trên địa bàn khu vực nghiên cứu, điều này sẽ cho phép tập trung vào giải pháp giảm xói mòn đất trong tương lai.
Xem thêmNghiên cứu này trình bầy kết quả đánh giá hiệu lực chế phẩm EMINA trên cây cam Sành tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn điểm, chọn hộ, bố trí thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu trên những công thức thí nghiệm được phun chế phẩm EMINA với các nồng độ khác nhau (1%, 2% và 3%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, với nồng độ 3% cho năng suất, chất lượng cao nhất trong các công thức thí nghiệm; Bệnh đốm đen hại lá và quả thấp hơn so với đối chứng và các công thức phun chế phẩm EMINA với nồng độ 1% và 2%. Cụ thể, năng suất (70,4 kg/cây) cao hơn so với công thức đối chứng (56,67 kg/cây) và bệnh hại trên quả và lá biểu hiện ít nhất (tương ứng 12,81% và 8,23%). Các nồng độ phun chế phẩm EMINA không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây cam Sành, thể hiện qua các chỉ tiêu thời điểm ra lộc, nở hoa nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả (tỷ lệ đậu quả cao hơn đối chứng).
Xem thêmĐể xây dựng thương hiệu du lịch huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống thì huyện Đại Từ cần phải có một hệ thống thông tin du lịch hoàn thiện nhằm quản lý và quảng bá du lịch cho huyện. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu về các loại bản đồ (hiện trạng, quy hoạch, bản đồ địa giới hành chính…), thông tin về hiện trạng hoạt động, khai thác du lịch tại khu vực, các quyết định phát triển văn hóa thể thao du lịch Thái Nguyên, phương pháp thành lập bản đồ các điểm du lịch huyện Đại Từ và bản đồ quảng bá du lịch huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bằng phần mềm GIS. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ các điểm du lịch huyện Đại Từ và bản đồ quảng bá du lịch huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 2022, xây dựng được cơ sở dữ liệu thuộc tính về du lịch huyện Đại Từ: Nhóm dữ liệu tiềm năng du lịch, nhóm dữ liệu nền, nhóm dữ liệu hạ tầng kĩ thuật. Mô hình hóa các tiêu chí hình thành điểm du lịch huyện Đại Từ. Tra cứu các địa điểm du lịch của huyện Đại Từ dựa trên công nghệ GIS.
Xem thêmNghiên cứu định hướng quy hoạch sử dụng quỹ đất trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 được triển khai tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra theo mẫu phiếu đã được sử dụng để tthu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy định hướng đã chú trọng phân bổ đất đai cho phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị và khu du lịch, khai thác triệt để tài nguyên đất đai theo hướng sử dụng đất bền vững. Kết quả định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ thời kỳ 2021-2030 trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 với tổng diện tích tự nhiên đến năm 2030 là 56.902,89 ha trong đó đất nông nghiệp là 44.068,27 ha, đất phi nông nghiệp là 12.768,78 ha, đất chưa sử dụng là 65,84 ha. Việc phát triển cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái gắn với các điểm có cảnh quan thiên nhiên đẹp là cơ hội cho người dân địa phương tăng thu nhập, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững trong tương lai.
Xem thêmASTER GDEM (Advanced Spaceborne Thermal Emission and Reflection radiometer Global Digital Elevation Model)[13] là sản phẩm bởi sự hợp tác giữa Bộ Kinh tế, Thương mại, công nghiệp Nhật Bản và Cơ quan hàng không, vũ trụ Hoa Kỳ được phát triển lần thứ 2 vào năm 2011. ASTER GDEM sử dụng một thuật toán tiên tiến để cải thiện mô hình toàn cầu số độ cao, tăng độ phân giải và độ chính xác theo chiều ngang và chiều dọc của thiết bị quan sát cung cấp dữ liệu mô hình số độ cao (DEM) cho người dùng trên toàn thế giới
Xem thêmBài viết nhằm giúp cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Khoa Quản lý tài nguyên có thêm tài liệu để thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học
Xem thêm