Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu khoa học cán bộ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

07/03/2023 09:07 - Xem: 352
Sản xuất nông nghiệp của huyện Ninh Sơn tỉnh Nình Thuận trong mấy năm qua tuy đã có những tiến bộ nhưng chưa thật sự đem lại hiệu quả bền vững. Vì vậy, năm 2021 , một đề tài nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả bền vững. Từ kết quả các chỉ tiêu đánh giá cho thấy điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương phù hợp với các loại cây trồng ở mức độ trung bình, chưa khắc phục được các yếu tố về khí hậu như thời tiết khô nóng, hạn hán nên chưa đem lại hiệu quả sử dụng đất cao, dẫn đến không đều( có nhóm cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao nhưng các LUT cây hàng năm vẫn cho hiệu quả kinh tế thấp). Các loại hình trồng cây ăn quả lâu năm cho thu nhập cao, nhưng đa số các loại cây hàng năm đều cho hiệu quả chưa cao. Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện hầu hết chưa có khả năng sử dụng bền vững trong tương lai. Diện tích đất trồng lúa 3 vụ đã tương đối cao nhưng năng suất còn tương đối thấp, việc phát triển cây màu trên chân đất 2 lúa chưa đem lại hiệu quả. hệ thống thủy lợi nội đồng xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu tiêu úng cho sản xuất.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Huyện Ninh Sơn nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm hành chính tỉnh (TP Phan Rang – Tháp Chàm 50km); huyện có 7 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 77.180,69 ha, chiến 23,00% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Những năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Ninh Sơn tuy có những bư­ớc phát triển mới song nhìn chung sản xuất nông nghiệp còn manh mún,­ nhỏ lẻ không đồng bộ, công cụ sản xuất đa phần là thủ công, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong khi đó, những chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển ngành nông nghiệp chưa có hiệu quả. Cần phải có các công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ sở để định hư­ớng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, năm 2021, một đề tài nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả bền vững. Việc nghiên cứu để đưa ra phương pháp đánh giá khoa học, chính xác về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở các mục tiêu mang tính chất bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp và quy hoạch phát triển nền kinh tế của địa phương trong thời kì hội nhập. [1]

2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của địa phương.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sử dụng đất bền vững.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu thứ cấp từ UBND huyện Ninh Sơn, các phòng ban chức năng của huyện.

- Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa: Từ đặc điểm sinh thái của huyện có 3 tiểu vùng, đề tài chọn ở mỗi tiểu vùng 1 xã có đặc trưng của tiểu vùng, mỗi xã chọn 3 thôn, mỗi thôn chọn 10 hộ bất kỳ để điều tra đánh giá về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp [2]:

+ Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu (tính cho 1 ha): Giá trị sản xuất (GTSX), chi phi trung gian (CPTG), thu nhập hỗn hợp (TNHH), giá trị ngày công lao động (GTNC) và hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV).

+ Đánh giá hiệu quả xã hội bao gồm: mức độ chấp nhận của người dân về loại hình sử dụng đất, mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người nông dân và nâng cao thu nhập cho người dân thể hiện qua giá trị ngày công của các LUT.

+ Đánh giá hiệu quả môi trường: Mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật so sánh với tiêu chuẩn cho phép. Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất (như khả năng che phủ đất, giữ ẩm, trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng).  Khả năng thích hợp với đặc điểm, tính chất đất và nguồn nước.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ninh Sơn

Các loại hình sử dụng đất hiện có của huyện Ninh Sơn được thu thập trên cơ sở những tài liệu tổng hợp của huyện và kết quả điều tra nông hộ tại các địa điểm nghiên cứu đại diện cho 3 tiểu vùng kinh tế sinh thái. Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện được thể hiện tại bảng 1

Bảng 1. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Ninh Sơn

Loại hình SDĐ

Kiểu sử dụng đất

Diện tích

(ha)

LUT 1

2 lúa

Lúa đông xuân- lúa hè thu

698

LUT 2

2 lúa – lúa mùa

Lúa đông xuân- Lúa hè thu-Lúa mùa

2.689

LUT 3

Một màu- một lúa

Lúa đông xuân- Ngô mùa

111

LUT 4

 

Ngô đông xuân- Ngô hè thu- Ngô mùa

3.547

Chuyên màu

Lạc đông xuân- Lạc hè thu- Ngô mùa

462

LUT 5

Chuyên mía và mì

Mía cả năm

3.321

Mì cả năm

3.057

LUT 6

Cây ăn quả

Cây xoài

374,2

Cây táo

148,97

LUT 7

Cây công nghiệp lâu năm

Cây điều

1.620,10

Tổng

16.028,27

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ninh Sơn [3])

Qua bảng trên ta thấy toàn huyện có 7 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 10 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một huyện miền núi, có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, địa hình đa dạng nhưng do nền nhiệt cao, thời tiết nắng nóng, hạn hán nên kiểu sử dụng đất của huyện không quá đa dạng.

3.2. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất

3.3.1. Hiệu quả kinh tế

Số liệu nghiên cứu tại bảng 2 ta thấy LUT 2 lúa (lúa đông xuân - lúa hè thu): hiệu quả kinh tế thu được hàng năm trên 1 ha canh tác là: GTSX 76.545,04 nghìn đồng, CPTG 47.164,80 nghìn đồng, TNHH là 27.646,52 nghìn đồng. LUT 3 lúa (lúa đông xuân - lúa hè thu- lúa mùa): hiệu quả kinh tế thu được hàng năm trên 1 ha canh tác là: GTSX 113.750,00 nghìn đồng, CPTG 69.920,00 nghìn đồng, TNHH là 43.820,00 nghìn đồng. LUT một màu- một lúa (lúa đông xuân – ngô mùa): hiệu quả kinh tế thu được hàng năm trên 1 ha canh tác là: GTSX 90.392,69 nghìn đồng, CPTG 54.287,47 nghìn đồng, TNHH là 36.105,23 nghìn đồng. LUT chuyên màu : hiệu quả kinh tế thu được hàng năm trên 1 ha canh tác là: GTSX 109.020,59 nghìn đồng, CPTG 68.385,23 nghìn đồng, TNHH là 40.635,36 nghìn đồng.Tuy nhiên các LUT có lúa đều phải chú trọng vì là nguồn cung cấp lương thực chính cho địa phương.

Bảng 2. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất của huyện Ninh Sơn

(Tính cho 1ha)

TT

Loại SDĐ

Số công LĐ

GTSX/ha       (1000đ)

CPTG/ha (1000đ)

TNHH/ha (1000đ)

GTSX/

CPTG (lần)

     

(1)

(2)

(3)

(4)=(2)-(3)

(5)=(2)/(3)

1

LUT 1

2 lúa

436,67

76.545,04

46.933,60

29.611,44

1,63

2

LUT 2

3 lúa

631

113.750,00

69.920,00

43.830,00

1,63

3

LUT 3

Một màu- một lúa

493,33

90.392,69

54287,47

36105,23

1,67

4

LUT 4

Chuyên màu

699,84

109.020,59

68385,23

40635,36

1,59

5

LUT 5

Chuyên mía và mì

271,75

59.450,20

32.666,00

26.784,20

1,83

6

LUT 6

Cây ăn quả

663,5

357.846,00

78.500,00

279.346,00

4,46

7

LUT 7

cây công nghiệp lâu năm

583,50

70.551,00

36.084,78

34.466,22

1,96

 

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Hiệu quả kinh tế các LUT tại các tiểu vùng thể hiện tại bảng 3 cho thấy ở cả 3 tiểu vùng LUT CĂQ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên tất cả các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá. Các LUT khác đều có hiệu quả thấp hơn.

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại các tiểu vùng

 

TT

Loại SDĐ

Kiểu sử dụng đất

Tiểu vùng

Số công LĐ

GTSX/ha       (1000đ)

CPTG/ha (1000đ)

TNHH/ha (1000đ)

GTSX/

CPTG (lần)

 

 

 

 

-1

-2

-3

(4)=(2)-(3)

(5)=(2)/(3)

1

2 lúa

Lúa xuân - Lúa hè

TV1

422

79.300

46.240

33.060

1,71

TV2

447

74.811,32

47.164,8

27.646,52

1,59

TV3

441

75.523,81

47.396

28.127,81

1,59

Bình quân

436,67

76.545,04

46.933,6

29.611,44

1,63

2

3 lúa

Lúa đông - Lúa hè - Lúa mùa

TV1

631

1.137,50

69.920

43.830

1,63

3

Một màu- một lúa

Lúa xuân - Ngô mùa

TV2

424

77.745,1

46240

31.505,1

1,68

TV3

427

78.128,08

46.702,4

31.425,68

1,67

Bình quân

493,33

90.392,69

54.287,47

36.105,23

1,67

4

Chuyên màu

Ngô đông - Ngô hè - Ngô mùa

TV1

670

106.140,00

67.200,00

38.940,00

1,58

Lạc đông - Lạc hè - Ngô mùa

TV1

709

114.060,00

68.890,00

45.170,00

1,66

Ngô đông - Ngô hè - Ngô mùa

TV2

690

104.058,80

67.872,00

36186,82

1,53

Lạc đông - Lạc hè - Ngô mùa

TV2

730

111.823,50

69.578,90

42244,63

1,61

Bình quân

699,84

109.020,6

68.385,23

40.635,36

1,59

5

Chuyên mía và mì

Mía

TV2

320

54.900,00

29.000,00

25.900

1,89

TV2

220

64.800,00

36.000,00

28.800

1,8

Mía

TV3

323

54.195,46

29.232,00

24.963,46

1,85

TV3

224

63.905,33

36.432,00

27.473,33

1,75

Bình quân

271,75

59.450,20

32.666,00

26784,20

1,83

6

Cây ăn quả

Cây xoài

TV3

522

245.660,00

71.000,00

174.660,00

3,46

Cây táo

TV3

805

470.032,00

86.000,00

384.032,00

5,47

Bình quân

663,5

357.846,00

78.500,00

279.346,00

4,46

7

cây CN lâu năm

cây điều

TV2

580

70.200,00

36.300,00

33.900,00

1,93

TV3

587

70.902,00

35.869,57

35.032,43

1,98

 

 

Bình quân

583,5

70.551

36084,78

34466,22

1,96

 

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

3.3.2. Hiệu quả xã hội

Số liệu điều tra tại bảng 4 cho thấy LUT chuyên cây ăn quả thu hút công lao động đầu tư cho LUT trung bình từ 663,5 ngày công, cho giá trị ngày công lao động GTSX/LĐ từ 527,25 nghìn đồng, TNHH/ LĐ từ 405,83 nghìn đồng. LUT 3 lúa: Đây là LUT được áp dụng nhiều nhất trên địa bàn huyện. LUT có ý nghĩa lớn nhất trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực và đời sống xã hội của người sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện..

Bảng 4. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất của huyện Ninh Sơn

TT

Loại SDĐ

Kiểu sử dụng đất

Tiểu vùng

Số công LĐ

GTSX/LĐ (1000đ)

GTGT/LĐ (1000đ)

1

LUT 1

2 lúa

Lúa đông xuân - Lúa hè thu

TV1

422

187,91

78,34

TV2

447

167,36

61,85

TV3

441

171,26

63,78

Bình quân

 

436,67

175,51

67,99

2

LUT 2

3 lúa

Lúa đông xuân - Lúa hè thu- Lúa mùa

TV1

631

180,27

69,46

3

LUT 3

Một màu- một lúa

Lúa đông xuân - Ngô mùa

TV2

422

187,98

78,34

TV3

427

182,99

73,6

Bình quân

493,33

493,33

183,75

4

LUT 4

Chuyên màu

Ngô đông xuân- Ngô hè thu- Ngô mùa

TV1

670

158,42

58,12

Lạc đông xuân- Lạc hè thu- Ngô mùa

TV1

709

160,87

63,71

Ngô đông xuân- Ngô hè thu- Ngô mùa

TV2

690,1

150,79

52,44

Lạc đông xuân- Lạc hè thu- Ngô mùa

TV2

730,27

153,13

57,84

Bình quân

699,84

699,84

155,80

5

LUT 5

Chuyên mía và mì

Mía cả năm

TV2

320

171,56

80,94

Mì cả năm

TV2

220

294,55

130,91

Mía cả năm

TV3

323

167,79

77,29

Mì cả năm

TV3

224

285,30

122,65

Bình quân

 

271,75

229,8

102,95

6

LUT 6

Cây ăn quả

Cây xoài

TV3

522

470,62

334,6

Cây táo

TV3

805

583,90

477,06

Bình quân

TV3

663,5

527,26

405,83

7

LUT 7

cây công nghiệp lâu năm

cây điều

TV2

580

121,04

58,45

TV3

587

120,78

59,68

 

 

 

Bình quân

 

583,5

120,91

59,07

 

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

 

3.3.3. Hiệu quả môi trường

So sánh lượng bón phân thực tế trên địa bàn huyện với Định mức kinh tế- kỹ thuật các loại cây trồng chính và khảo nghiệm giống một số cây trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ngày 08 tháng 11 năm 2017 thì  trên địa bàn huyện hầu như đều bón thấp hơn so với định mức LUT 1 lúa thì độ che phủ, hệ số sử dụng đất cũng như khả năng bảo vệ và cải tạo đất là thấp nhất.

B​ảng 5. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phươngvới tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý

TT

Loại cây trồng

Theo kết quả điều tra thực tế

Theo quy trình (tiêu chuẩn)*

Phân chuồng

N

P2O5

K2O

Phân chuồng

N

P2O5

K2O

 

 

(tấn/ha)

(kg/ha)

(kg/ha)

(kg/ha)

(tấn/ha)

(kg/ha)

(kg/ha)

(kg/ha)

1

Lúa đông xuân

-

242,5

368,5

115,6

-

250

400

120

2

Lúa hè -Lúa mùa

-

238,9

289,2

96,6

-

250

300

100

3

Ngô mùa

-

332,5

420,5

165,3

-

350

500

180

4

Ngô xuân

-

380,6

520,3

196,7

10

350

500

180

5

Đỗ lạc

-

230,5

450,3

132,6

10

200

350

100

6

Chuyên mì

-

320,5

510,5

256,7

10

200

350

200

7

Chuyên mía

-

260,5

260,5

130,25

10

213,33

213,33

106,67

8

Cây lâu năm cây điều

-

230,4

650,3

280,56

-

270

700

300

9

Cây lâu năm cây táo

10

1.450,6

1.720,5

830,5

40

1.200

1.500

700

10

Cây lâu năm cây xoài

1

580,42

652,3

350,1

4

570

650

330

 

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng).

Theo quy trình (tiêu chuẩn)*: Định mức kinh tế- kỹ thuật các loại cây trồng chính và khảo nghiệm giống một số cây trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ngày 08 tháng 11 năm 2017

Thực tế trên địa bàn huyện một số cây trồng được bón phân với lượng mất cân đối  giữa N, P và K. Có thể thấy rằng, khi bón đạm cây trồng phát triển nhìn thấy rõ nhất, do đó người nông dân thường bón nhiều đạm và bón rất ít lân và kali cho cây trồng vì thế đã gây ra ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thu dinh dưỡng của cây, đến năng suất cây trồng và đến môi trường. Khi điều tra mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp huyện Ninh Sơn cho thấy phần lớn các hộ đều sử dụng thuốc BVTV tương đối nhiều, thậm chí là còn lạm dụng thuốc. Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ.

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Do đặc điểm ruộng đất của các hộ nông dân nhỏ lẻ, manh mún để hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:

- Thực hiện phổ biến công khai, tuyên truyền rộng rãi đề án Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đã được phê duyệt cho các cấp, ngành và mọi người biết để thực hiện.

- Khuyến khích việc tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp quy mô lớn để phát triển các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, có hiệu quả; hình thành các HTX, tổ hợp tác để tập trung ruộng đất sản xuất có tính liên kết gắn giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả

- Việc xây dựng thương hiệu phải gắn liền với sản phẩm. Chính vì vậy hơn ai hết tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối cần nhận thức sâu sắc điều này. Đối với người sản xuất phải tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn kết hợp bảo vệ môi trường. Đối với tổ chức, cá nhân phân phối sản phẩm cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, hoàn thiện quy trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.

- Hỗ trợ giống, vật tư (nông dân được hỗ trợ thông qua hợp tác xã): Hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt: 30% giống chi phí mua giống cây trồng trong vụ sản xuất đầu tiên; 30% dịch vụ bảo vệ thực vật (thuốc bảo vệ thực vật, công phân thuốc) trong 02 vụ sản xuất. 

KẾT LUẬN

Từ kết quả các chỉ tiêu đánh giá cho thấy điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương phù hợp với các loại cây trồng ở mức độ trung bình, chưa khắc phục được các yếu tố về khí hậu như thời tiết khô nóng, hạn hán nên chưa đem lại hiệu quả sử dụng đất cao, dẫn đến không đều. Toàn huyện có 7 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 10 kiểu sử dụng đất khác nhau. ( có nhóm cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao nhưng các LUT cây hàng năm vẫn cho hiệu quả kinh tế thấp).  Các loại hình trồng cây ăn quả lâu năm cho thu nhập cao nhưng đa số các loại cây hàng năm đều cho hiệu quả chưa cao. Các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện hầu hết chưa có khả năng sử dụng bền vững trong tương lai. Diện tích đất trồng lúa 3 vụ đã tương đối cao nhưng năng suất còn tương đối thấp, việc phát triển cây màu trên chân đất 2 lúa chưa đem lại hiệu quả. hệ thống thủy lợi nội đồng xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu tiêu úng cho sản xuất. [4]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng, Dương Thị Thanh Hà, Nguyễn Đức Nhuận, Hoàng Thị Bích Thảo, Nguyễn Thu Thuỳ (2014), Giáo trình Thổ nhưỡng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

    [2] Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai

[3] Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nông Cống (2021), Báo cáo hiện trạng sử dụng đất 2019 – 2021 huyện Nông Cống.

[4] Nguyễn Ngọc Hiệp (2022), Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

TS. Nguyễn Đức Nhuận

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN