Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu khoa học cán bộ

Nghiên cứu định hướng quy hoạch sử dụng đất phát triển du lịch huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

03/11/2022 11:41 - Xem: 1065
Nghiên cứu định hướng quy hoạch sử dụng quỹ đất trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 được triển khai tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra theo mẫu phiếu đã được sử dụng để tthu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy định hướng đã chú trọng phân bổ đất đai cho phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị và khu du lịch, khai thác triệt để tài nguyên đất đai theo hư­ớng sử dụng đất bền vững. Kết quả định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ thời kỳ 2021-2030 trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 với tổng diện tích tự nhiên đến năm 2030 là 56.902,89 ha trong đó đất nông nghiệp là 44.068,27 ha, đất phi nông nghiệp là 12.768,78 ha, đất chưa sử dụng là 65,84 ha. Việc phát triển cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái gắn với các điểm có cảnh quan thiên nhiên đẹp là cơ hội cho người dân địa phương tăng thu nhập, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững trong tương lai.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh hiện này tài nguyên đất đai thì có hạn, lại không tái tạo được trong đó dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này cần nghiên cứu phân bố sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay [1]. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tại Khoản 1 Điều 54 “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” [3].” Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện hết hiệu lực thực hiện vào cuối năm 2020 [2], để đảm bảo tính kế thừa, sự phù hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia với quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong thời kỳ 4.0, tất yếu phải nghiên cứu thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, để có căn cứ pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện thời kỳ 2021-2030.

Từ những lý do trên, công tác nghiên cứu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ cách mạng 4.0 được thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu về sử dụng đất cho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đến năm 2030, trên nguyên tắc đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả theo các quy định của pháp luật về đất đai.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu, tài liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Kinh tế hạ tầng; UBND các xã, thị trấn trong huyện Đại Từ.

2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn đại diện 120 hộ hộ tại các xã, thị trấn (30 người/xã) gồm: xã Phú Xuyên, La Bằng, Hà Thượng và thị trấn Hùng Sơn để điều tra hiện trạng sử dụng đất và ý kiến của người dân về định hướng quy hoạch đất đai trên địa bàn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

2.3. Phương pháp so sánh và xử lý số liệu: là phương pháp dùng để so sánh diện tích các loại đất trong khi đánh giá biến động và so sánh trước và sau định hướng sử dụng đất trong thời kỳ cách mạng 4.0. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Đại Từ.

Vị trí địa lý: Đại Từ là huyện miền núi nằm về phía Tây - Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km với tổng diện tích tự nhiên là: 56.902,89 ha, có vị trí địa lý tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp huyện Phú Lư­ơng và thành phố Thái Nguyên; Phía Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Nam giáp với thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên; Phía Bắc giáp với huyện Định Hóa [4]. Với vị trí địa lý như­ vậy, huyện Đại Từ có điều kiện thuận lợi để giao lưu với các huyện lân cận và có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo h­ướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, du lịch, thư­ơng mại, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Địa hình, địa mạo: Địa hình của huyện Đại Từ t­ương đối phức tạp, hướng chủ đạo của địa hình dốc dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình mang đặc trư­ng vùng núi trung du, đ­ược phân thành 03 vùng t­ương như sau: Vùng 1: Là vùng địa hình của dãy núi Tam Đảo chạy theo hư­ớng Tây Bắc xuống Đông Nam, phía bắc của dãy núi Tam Đảo có các ngọn núi cao từ 300 m đến 600 m, đỉnh cao nhất là khu vực Đèo Khế cao 1.591. Vùng 2: Nằm về phía Đông và Đông Bắc của huyện có các ngọn núi thấp với độ cao 150 đến 300 m. Vùng 3: Là vùng thung lũng hẹp, nhỏ song song với dãy núi Tam Đảo, vùng chịu ảnh h­ưởng của gió mùa Đông Nam và dòng địa hình ở phía Đông dãy núi Tam Đảo.

Tài nguyên nhân văn: Dân số của huyện Đại Từ tính đến năm 2021 là 174.162 ngư­ời, đ­ược phân bố tại 30 xã, thị trấn gồm 08 dân tộc anh em đang sinh sống chiếm 16,21% dân số cả tỉnh Thái Nguyên, mật độ dân số bình quân là 300,5 ng­ười/km2. Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống, bản sắc dân tộc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất phong phú và đa dạng, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc, sự phong phú của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn đ­ược bảo tồn và l­ưu truyền cho đến ngày nay [5].

Tình hình phát triển kinh tế: Đại Từ có nguồn tài nguyên phong phú là điều kiện tốt để phát triển nền kinh tế đa dạng nhất là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá kết hợp với du lịch sinh thái, trải nghiệm (Bảng 1).

Bảng 1. Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Đại Từ năm 2021

Số TT

Ngành kinh tế

Tổng thu nhập  (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

1

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

2.347,00

17,61

2

Công nghiệp khai khoáng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

10.978,50

82,39

 

Tổng cộng (1+2)

13.325,5

100.00

(Nguồn: UBND huyện Đại Từ) [6]

3.2. Hiện trạng quỹ đất và biến động đất đai giai đoạn 2010 - 2021

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2021, hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của huyện Đại Từ tổng hợp ở bảng 2.

Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 và biến động đất đai huyện Đại Từ giai đoạn 2010 - 2021

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Mã đất

Diện tích (ha)

Biến động Tăng/ giảm (ha)

Năm 2021

Năm 2010

Tổng diện tích tự nhiên

56.902,89

57.415,73

-512,84

1

Đất nông nghiệp

NNP

48.400,70

47.494,79

905,91

1.1

Đất trồng lúa

LUA

6.668,57

8.093,00

-1.424,43

 

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

5.542,87

7.219,01

-1.676,14

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

839,53

862,00

-22,47

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

12.224,07

9.979,49

2.244,58

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

1.801,65

1.725,52

76,13

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

12.911,44

10.977,93

1.933,51

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

13.004,97

15.107,18

-2.102,21

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

931,64

771,24

160,40

1.8

Đất nông nghiệp khác

NKH

18,83

0,54

18,29

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

8.420,01

9.240,69

-820,68

2.1

Đất quốc phòng

CQP

394,72

367,99

26,73

2.2

Đất an ninh

CAN

1,62

0,85

0,77

2.3

Đất cụm công nghiệp

SKN

53,12

28,13

24,99

2.4

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

5,88

0,00

5,88

2.5

Đất cơ sở SX phi nông nghiệp

SKC

351,71

77,02

274,69

2.6

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

1.042,04

820,71

221,33

2.7

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

DHT

3.205,28

1.765,65

1.439,63

2.8

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

DDT

30,03

17,91

12,12

2.9

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

19,44

3,93

15,51

2.10

Đất ở tại nông thôn

ONT

2.003,75

3.478,30

-1.474,55

2.11

Đất ở tại đô thị

ODT

154,01

74,62

79,39

2.12

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

17,44

23,07

-5,63

2.13

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

3,10

0,00

3,10

2.14

Đất cơ sở tôn giáo

TON

15,86

9,99

5,87

2.15

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

148,42

132,72

15,70

2.16

Đất sản xuất vật liệu xây dựng

SKX

2,69

19,16

-16,47

2.17

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

25,24

0,00

25,24

2.18

Đất khu vui chơi, giải trí

DKV

0,99

0,00

0,99

2.19

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

10,56

4,1

6,46

2.20

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

799,43

1.028,20

-228,77

2.21

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

127,57

1.397,69

-1.270,12

3

Đất chưa sử dụng

CSD

82,18

680,25

-598,07

 (Nguồn: UBND huyện Đại Từ) [7]

Số liệu bảng 2 cho thấy: Năm 2021, diện tích đất nông nghiệp là 48.400,70 ha, chiếm 85,06% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất 12.911,44 ha (22,69) và rừng đặc dụng 13.004,97 ha (22,85%), đất cây lâu năm 12.224,07ha (21,48%), đất trồng lúa 6.668,57 ha (11,72%), còn lại là các loại nông nghiệp khác; Diện tích đất phi nông nghiệp là 8.420,01ha (14,80%), trong đó: Đất cụm công nghiệp là 53,12ha; Đất có mặt nước chuyên dùng là 127,57ha (0,22%), đây là những loại đất cần được quan tâm để kết hợp phát triển kinh tế xã hội sau này.

Trong giai đoạn 2010- 2021, diện tích và cơ cấu các loại đất có sự biến động mạnh, ngoài việc biến động nhu cầu sử dụng đất của các ngành nghề thay đổi còn có nguyên nhân do mở rộng khu khai thác khoáng sản thuộc xã Cù Vân, Hà Thượng; Một số loại đất có biến động lớn bao gồm: Đất có di tích lịch sử - văn hóa tăng 12,12ha, Đất trồng lúa giảm 1.424,43ha, Đất phát triển cơ sở hạ tầng tăng 1.439,63ha, Đất cụm công nghiệp tăng 24,99ha…

3.3. Khái quát tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Với quỹ đất của huyện đã được khai thác sử dụng triệt để, do đó tiềm năng đất trồng cây lương thực của huyện được xác định chủ yếu dựa vào việc đầu tư khoa học, công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất. Diện tích tiềm năng trồng cây lương thực của huyện phân theo từng loại hình sử dụng đất, tập trung ở các xã như: Phú Xuyên (trên 250 ha), Cù Vân (trên 220 ha), Văn Yên (trên 370 ha), Yên Lãng (trên 360 ha), Khôi Kỳ (trên 300 ha), Ký Phú (trên 390 ha)… Loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm khác: Hiện trạng có diện tích khoảng trên 800 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Yên Lãng (trên 50 ha), Văn Yên (trên 30 ha), Phục Linh (trên 80 ha), Phúc Lương (trên 40 ha), Tân Thái (trên 30 ha)…Trong những năm tới một phần diện tích có xu hướng giảm để phát triển cơ sở hạ tầng, các khu dân cư, các khu trung tâm; một phần diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất trồng cây lâu năm (chè, cây ăn quả…); phần diện tích còn lại để phát triển các vùng sản xuất rau chuyên canh, các loại cây củ quả có giá trị kinh tế cao và vùng trồng hoa cây cảnh tập trung như Khôi Kỳ, Tiên Hội, Ký Phú, thị trấn Hùng Sơn. Đất cây lâu năm: Hiện trạng có diện tích khoảng trên 12.200 ha, phân bổ đều trên địa bàn các xã, thị trấn: Tân Linh (trên 900 ha); Phúc Lương (gần 400 ha); Minh Tiến (trên 500 ha),...Điều kiện đất đai, khí hậu và địa hình phù hợp với nhiều loại cây trồng lâu năm nhưng chủ yếu là cây chè, tập trung hình thành các vùng sản xuất chè chất lượng cao nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với lĩnh vực phi nông nghiệp: Thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp được ưu tiên tạo điều kiện phát triển trên cơ sở khai thác các lợi thế của địa phương, về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng giao thông, nguồn lực con người. Quỹ đất để thu hút đầu tư, cùng với chủ trương thành lập Cụm công nghiệp Hà Thượng phải được đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và đi trước; đáp ứng các điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp có nhu cầu thuê đất để sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tại Núi Pháo, Núi Hồng…Tiềm năng đất phát triển đô thị: Thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ nhiệm kỳ 2020 – 2025, đến trước năm 2025 thành lập thêm 02 thị trấn là Cù Vân và Yên Lãng. Đến trước năm 2030, huyện Đại Từ cơ bản đạt các tiêu chí để thành lập thị xã. Phát triển không gian đô thị dọc theo sông Công và dọc tuyến QL37 vì đây là các khu vực có tiềm năng và giá trị rất cao của huyện.

3.4. Định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

* Các căn cứ pháp lý

- Công văn số 3512/UBND-CNN ngày 10/9/2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên về lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cấp huyện;

- Nghị quyết số 47/NQ-HĐND huyện Đại Từ ngày 23 tháng 12 năm 2020 về “Kết hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025”;

- Báo cáo số 568/BC-UBND ngày 6 tháng 12 năm 2021 của UBND huyện Đại Từ về “Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022”;

- Số liệu thống kê đất đai năm 2021 của huyện;

* Định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ trong thời kỳ cách mạng 4.0

Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát tại các địa điểm cho thấy nhu cầu sử dụng đất cho phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2030, chi tiết cụ thể tại Bảng 3.

Bảng 3. Định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 giai đoạn 2021 - 2030.

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Mã đất

Hiện trạng năm 2021 (ha)

Quy hoạch năm 2030 (ha)

Biến động DT (ha)

   Tổng diện tích tự nhiên 

56.902,89

100,00

56.902,89

100,00

 

1

Đất nông nghiệp

NNP

48.400,70

85,06

44.068,27

77,44

-4.332,43

1.1

Đất trồng lúa

LUA

6.668,57

11,72

5.175,54

9,10

-1.493,03

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

5.542,87

9,74

4.254,07

7,48

-1.288,80

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

839,53

1,48

591,51

1,04

-248,02

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

12.224,07

21,48

10.455,82

18,37

-1.768,25

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

1.801,65

3,17

1.661,30

2,92

-140,35

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

12.911,44

22,69

11.441,65

20,11

-1.469,80

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

13.004,97

22,85

13.207,45

23,21

202,49

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

931,64

1,64

844,58

1,48

-87,06

1.8

Đất nông nghiệp khác

NKH

18,83

0,03

690,42

1,21

671,59

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

8.420,01

14,80

12.768,78

22,44

4.348,77

2.1

Đất quốc phòng

CQP

394,72

0,69

442,10

0,78

47,38

2.2

Đất an ninh

CAN

1,62

0,00

14,70

0,03

13,08

2.3

Đất cụm công nghiệp

SKN

53,12

0,09

162,00

0,28

108,88

2.4

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

5,88

0,01

579,11

1,02

573,23

2.5

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

351,71

0,62

547,52

0,96

195,81

2.6

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

1.042,04

1,83

1.486,03

2,61

443,99

2.7

Đất phát triển hạ tầng các cấp

DHT

3.205,28

5,63

4.367,95

7,68

1.162,67

2.8

Đất danh lam thắng cảnh

DDL

0,00

0,00

31,05

0,05

31,05

2.9

Đất có di tích lịch sử văn hóa

DDT

30,03

0,05

148,36

0,26

118,33

2.10

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

19,44

0,03

43,36

0,08

23,92

2.11

Đất ở tại nông thôn

ONT

2.003,75

3,52

3.308,93

5,82

1.305,18

2.12

Đất ở tại đô thị

ODT

154,01

0,27

248,62

0,44

94,62

2.13

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

17,44

0,03

25,94

0,05

8,50

2.14

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

3,10

0,01

9,90

0,02

6,80

2.15

Đất cơ sở tôn giáo

TON

15,86

0,03

23,39

0,04

7,53

2.16

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

148,42

0,26

253,17

0,44

104,75

2.17

Đất sản xuất vật liệu xây dựng

SKX

2,69

0,00

125,64

0,22

122,95

2.18

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

25,24

0,04

38,01

0,07

12,77

2.19

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

0,99

0,00

53,86

0,09

52,87

2.20

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

10,56

0,02

10,59

0,02

0,03

2.21

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

799,43

1,40

720,09

1,27

-79,34

2.22

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

127,57

0,22

121,34

0,21

-6,23

2.23

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

7,13

0,01

7,13

0,01

0,00

3

Đất chưa sử dụng

CSD

82,18

0,14

65,84

0,12

-16,34

 (Nguồn: UBND huyện Đại Từ) [8]

Số liệu bảng 3 cho thấy: trong giai đoạn định hướng quy hoạch giai đoạn 2021-2030 có một số loại đất tăng như:  Đất hoạt động khai thác khoáng sản 443,99ha, Đất phát triển cơ sở hạ tầng các cấp 1.162,67ha…

Thực tiễn cho thấy trong thời kỳ cách mạng 4.0 ở huyện Đại Từ thì ba loại đất được trú trọng ưu tiên phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của khoa học và công nghệ đó là Đất cụm công nghiệp và Đất thương mại, dịch vụ và đất danh lam thắng cảnh, du lịch. Cụ thể trong giai đoạn 2021-2030 các loại đất này biến động như sau (bảng 4).

Bảng 4. Định hướng sử dụng quỹ đất cho phát triển cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đất danh lam thắng cảnh, du lịch giai đoạn 2021 - 2030.

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Vị trí

Hiện trạng 2021

Quy hoạch 2030

Tăng thêm

1

Đất cụm công nghiệp

53,12

162,00

108,88

Hà Thượng, Phú Lạc, An Khánh

2

Đất thương mại, dịch vụ

5,88

579,11

573,23

TT Hùng Sơn, Tân Thái

3

Đất danh lam thắng cảnh, du lịch

9,3

39,11

29,81

1. Khu suối Kẹm (La Bằng); 2. Khu suối Cửa Tử (Hoàng Nông); 3. Khu thác Đát Ngao (Quân Chu); 4. Khu hồ Vai Bành – Đát Đắng (Phú Xuyên)

 (Nguồn: Khảo sát thực tế)

Qua điều tra khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các hộ dân tại các xã cho thấy đặc điểm nổi bật của các khu dự kiến phát triển thành du lịch sinh thái với các loại dịch vụ được bổ sung thêm như sau:

Bảng 5. Các loại dịch vụ hiện trạng và dự kiến bổ sung thêm tại các điểm du lịch sinh thái

TT

Tên khu

Dịch vụ bổ sung thêm có thu phí

Số người đề xuất/

Số người phỏng vấn

Tỷ lệ (%)

 

 

1

Khu suối Kẹm

 

1. Leo núi

112/120

93,00

 

2. Lưu trú nhà sàn

63/120

52,50

 

3. Trải nghiệm tắm suối với các bãi đã đẹp

45/120

37,5

 

2

Khu suối Cửa Tử

 

1. Leo núi theo suối

36/120

30,0

 

2. Trình diễn và thưởng thức món ăn về cá

96/120

80,0

 

3. Trải nghiệm làm bánh

61/120

51,0

 

3

Khu thác Đát Ngao

1. Mặc quần áo dân tộc Dao và check in

21/120

17,50

 

2. Trải nghiệm hái và sao chè

112/120

94,0

 

4

Khu hồ Vai Bành – Đát Đắng

Tắm hồ và thác nước

108/120

90,0

 

(Nguồn: Khảo sát thực tế và phỏng vấn người dân địa phương)

Qua phỏng vấn người dân địa phương và những người đang trực tiếp hoạt động tại các khu dự kiến phát triển du lịch sinh thái lâu dài trong tương lai (bảng 5) cho thấy: ngoài các dịch vụ đang hoạt động thì trong thời gian tới dự kiến sẽ bổ sung thêm các loại dịch vụ leo núi, leo núi theo suối, tắm suối với các bãi đá đẹp, trải nghiệm hái và sao chè cùng người dân tộc Dao…

3.5. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ trong thời kỳ cách mạng 4.0

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng gắn với phát triển khu dịch vụ, thương mại, du lịch sinh thái: sau khi quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt cần thực hiện ngay việc giao đất để phát triển các khu chức năng đồng thời tăng thêm các loại dịch vụ di lịch cho đa dạng, đáp ứng nhu cầu phát triển khu dịch vụ, thương mại, du lịch sinh thái. Đầu tư xây dựng một số cơ sở phục vụ nhiều loại hình phong phú, nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

- Về chính sách: Có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi như: Cho thuê đất, giao đất thông thoáng, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho đầu tư… để thu hút và tập hợp các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

- Về khoa học và công nghệ: Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ..., nhằm sản xuất ra hàng hóa có số lượng và chất lượng cao, giá thành rẻ; đối với hàng hóa chủ lực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài huyện. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quy trình lập quy hoạch sử dụng đất; hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá việc sử dụng đất liên quan đến kinh tế - xã hội và môi trường.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ, trong thời kỳ cách mạng 4.0 được thực hiện đảm bảo phân phối đất đai hợp lý trên cơ sở quỹ đất hiện có, đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực từ nay đến năm 2030, để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện. Định hướng đã chú trọng phân bổ đất đai cho phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị và khu du lịch, khai thác triệt để tài nguyên đất đai theo hư­ớng sử dụng đất bền vững. Kết quả định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ thời kỳ 2021-2030 trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 như sau: Tổng diện tích tự nhiên là 56.902,89 ha trong đó đất nông nghiệp là 44.068,27 ha giảm 4.332,43 ha so với năm 2020; Đất phi nông nghiệp là 12.768,78 ha tăng 4.348,77 ha so với năm 2020; Đất chưa sử dụng là 65,84 ha giảm 16,34 ha so với năm 2020. Việc phát triển cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái gắn với các điểm có cảnh quan thiên nhiên đẹp là cơ hội cho người dân địa phương tăng thu nhập, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phan Đình Binh, Nguyễn Thị Quỳnh, (2021), Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất cho phát triển du lịch sinh thái gắn với các điểm di tích lịch sử trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 8 (2021), Tr. 278 - 286.

[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2021), Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 Quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội.

[3] Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB Sự thật, Hà Nội.

[4] Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ (2021), Thống kê đất đai năm 2021.

[5] Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Đại Từ (2021), Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022.

[6] UBND huyện Đại Từ (2021), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022.

[7] UBND huyện Đại Từ (2016), Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ giai đoạn 2016 – 2020.

[8] UBND huyện Đại Từ (2021), Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ giai đoạn 2021 – 2030.

PGS.TS. Phan Đình Binh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN