Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu khoa học cán bộ

Một số điểm mới trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

03/11/2022 08:11 - Xem: 613

1. Hiện trạng một số văn bản pháp quy có liên quan

- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường  quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai.

- Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai.

- Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày   tháng  năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai.

- Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25 tháng 04 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

2. Một số điểm mới trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

2.1. Quy định về Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia

1. Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.

2. Theo quy định tại Điều 3, thông tư 05/2017/TT- BTNMT ngày 25 tháng 4 năm 2017 quy định cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được xây dựng bao gồm: (1) Cơ sở dữ liệu đất đai do cơ quan Trung ương tổ chức xây dựng và (2) Cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng.

3. Theo khoản 2, Điều 121, Luật Đất đai 2013, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước bao gồm các thành phần sau: (1) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; (2) Cơ sở dữ liệu địa chính; (3) Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai; (4) Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (5) Cơ sở dữ liệu giá đất; (6) Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; (7) Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; (8) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai. Trong đó, cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

2.2. Quy định về Dữ liệu không gian đất đai nền

 Theo khoản 1, điều 4, thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28/12/2015 quy định nội dung dữ liệu không gian đất đai nền bao gồm: (1) Nhóm lớp dữ liệu điểm khống chế đo đạc; (2) Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới; (3) Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ; (4) Nhóm lớp dữ liệu giao thông; (5) Nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú.

Quy trình xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền được quy định tại điều 10, thông tư số 75/2015/TT-BTNMT. Dữ liệu không gian đất đai nền được xây dựng để làm cơ sở xây dựng, định vị dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu không gian kiểm kê đất đai, dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các dữ liệu không gian chuyên đề khác. Dữ liệu không gian đất đai nền được xây dựng theo phạm vi đơn vị hành chính cấp xã và phải được thực hiện đồng thời với việc xây dựng dữ liệu không gian địa chính.

2.3. Quy định về Phân loại thửa đất

Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT 

Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT thay thế

TT 04/2013/TT-BTNMT

- Thửa đất loại A: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có nội dung thông tin phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động.

- Thửa đất loại B: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có một số thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động.

- Thửa đất loại C: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã biến động thông tin thuộc tính.

- Thửa đất loại D: Bao gồm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới...) mà chưa chỉnh lý bản đồ địa chính.

- Thửa đất loại E: Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi có bản đồ địa chính nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới.

- Thửa đất loại G: Các thửa đất đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận.

- Thửa đất loại A: Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận chưa có tài sản gắn liền với đất.

- Thửa đất loại B: Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có tài sản gắn liền với đất.

- Thửa đất loại C: Thửa đất được cấp chung một Giấy chứng nhận.

- Thửa đất loại D: Căn hộ, văn phòng, cơ sở dịch vụ - thương mại trong nhà chung cư, nhà hỗn hợp đã được cấp Giấy chứng nhận.

- Thửa đất loại E: Thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận hoặc không được cấp Giấy chứng nhận.

2.4. Quy định về Tài liệu quét khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Nội dung

Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT 

Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT thay thế

TT 04/2013/TT-BTNMT

Đối với thửa đất, tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận (GCN)

a) Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất bao gồm:

- GCN cấp mới, cấp đổi hoặc GCN đã cấp trước đây đang sử dụng.

- Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở cho việc cấp GCN.

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

b) Quét bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp GCN trước đây.

- Giấy chứng nhận (đang sử dụng) hoặc bản lưu GCN; trang bổ sung (nếu có).

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận (lần đầu).

- Hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất của Nhà nước.

- Chứng từ thực hiện nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Đối với thửa đất đã thực hiện đăng ký nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận hoặc không được cấp Giấy chứng nhận

 

Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận.

Đối với trường hợp đã thực hiện dồn điền đổi thửa

 

Đơn đề nghị cấp đổi GCN, văn bản thỏa thuận về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (nếu có) và biên bản giao nhận ruộng đất theo phương án dồn điền đổi thửa (nếu có).

2.5. Quy định về kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu đất đai

1. Cơ sở dữ liệu địa chính

- Đối với Đơn vị thi công: Chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát, kiểm tra, nghiệm thu; Tổng hợp, xác định khối lượng sản phẩm đã thực hiện theo định kỳ hàng tháng, theo công đoạn công trình và kết thúc công trình; Lập biên bản bàn giao theo Phụ lục số 06 kèm Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT.

- Đối với Đơn vị kiểm tra, nghiệm thu: Thực hiện kiểm tra khối lượng, chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Làm thủ tục xác nhận sản phẩm theo định kỳ hàng tháng, theo công đoạn công trình và kết thúc công trình.

2. Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất

- Đối với Đơn vị thi công: Chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát kiểm tra, nghiệm thu. Lập biên bản bàn giao cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Phụ lục số 06 Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT.

- Đối với Đơn vị kiểm tra, nghiệm thu: Kiểm tra khối lượng, chất lượng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.6. Quy định về đối soát, tích hợp dữ liệu vào hệ thống

- Đối với cơ sở dữ liệu địa chính: Văn phòng đăng ký đất đai đối soát thông tin của thửa đất trong cơ sở dữ liệu với nguồn tài liệu, dữ liệu đã sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu. Thực hiện ký số vào sổ địa chính (điện tử). Tích hợp dữ liệu vào hệ thống đang vận hành tại địa phương theo định kỳ hàng tháng phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.

- Đối với cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện kiểm tra tổng thể cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.

- Đối với cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất: Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra tổng thể cơ sở dữ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và tích hợp vào hệ thống ngay sau khi được nghiệm thu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.

TS. Nguyễn Ngọc Anh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN