Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu khoa học cán bộ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG TRỒNG CÂY ĂN QUẢ TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

23/02/2023 09:19 - Xem: 315
Lục Ngạn là vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, được định hướng trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia. Với 4 loại cây ăn quả chủ lực là Vải thiều, Bưởi, Cam và Táo được phân bố trên 3 tiểu vùng. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của 4 kiểu cho thấy: kiểu sử dụng đất Vải thiều cho hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cao tại tiểu vùng 1, thu nhập thuần túy đạt 198,07 triệu đồng/ha/năm. Kiểu sử dụng đất Cam, Bưởi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao tại tiểu vùng 2 và 3, nhưng hiệu quả môi trường chỉ đạt mức trung bình. Kiểu sử dụng đất Táo cho hiệu quả thấp so với 3 kiểu trên, nhưng vẫn nên duy trì diện tích để đa dạng hóa sản phẩm cho huyện. Trong thời gian tới, các kiểu sử dụng đất Vải thiều, Bưởi, Cam cần được sản xuất 100% theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP, và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lục Ngạn là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu, đất đai phù hợp với nhiều loại cây ăn quả với giá trị kinh tế cao, gồm những loại cây ăn quả chủ lực như Vải thiều với diện tích 15.300 ha, cây có múi (Cam, Bưởi) với diện tích 6.500 ha, Táo với diện tích 450 ha… (UBND huyện Lục Ngạn, 2019)... Những năm gần đây, huyện Lục Ngạn phát triển với đa dạng cái loại cây trái, trở thành vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, định hướng trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia (UBND tỉnh Bắc Giang, 2008). Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ về đánh giá hiệu quả sử dụng đất các vùng cây trồng ăn quả đặc sản (Phùng Gia Hưng, 2012). Để có cái nhìn chính xác, khách quan nhất về hiệu quả sử dụng đất, giá trị kinh tế, xã hội cũng như môi trường, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra hướng phát triển chính xác và hiệu quả thì việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là rất cần thiết.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành năm 2020 tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Đánh giá hiệu quả của các kiểu sử dụng đất trồng cây ăn quả dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường (Nguyễn Ngọc Nông, 2020). Phương pháp tiếp cận để đánh giá hiệu quả sử dụng đất căn cứ theo TCVN 8409-2012 (Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, 2012). Các thông tin chung về tình hình sản xuất cây ăn quả được thu thập dựa trên các các tài liệu, số liệu thứ cấp đã được công bố từ các cơ quan chuyên môn của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Việc thu thập các số liệu, thông tin sơ cấp để đánh giá hiệu quả sử dụng đất với từng loại cây ăn quả dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn xây dựng sẵn và áp dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc trong đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA). Tổng số mẫu điều tra là 120 hộ, được điều tra theo 3 tiểu vùng có điều kiện sinh thái khác Tại mỗi tiểu vùng chọn 40 hộ điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất theo 3 mức: cao, trung bình, thấp dựa trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, nhà quản lý, nông dân sản xuất giỏi ở địa phương.

a. Hiệu quả kinh tế

Bảng 1. Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế  (Tính cho diện tích: 1 ha)

Cấp đánh giá

Điểm

Chỉ tiêu

GO (triệu đ)

VA (triệu đ)

VA/IC (lần)

Cao

3

> 250

> 190

> 2,8

Trung Bình

2

150 - 250

110 - 190

2,3 - 2,8

Thấp

1

< 150

< 110

< 2,3

Ghi chú: Hiệu quả kinh tế cao (H - Hight):  Số điểm của một kiểu sử dụng đất >75% tổng số điểm (7-9); Hiệu quả kinh tế trung bình (M - Medium): số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ 50 - 75% tổng số điểm (5-6); Hiệu quả kinh tế thấp (L - Low): Nếu số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ <50% tổng số điểm (<5)

b. Hiệu quả xã hội

Bảng 2. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội  (tính cho diện tích: 1 ha)

Cấp đánh giá

Điểm

Công lao động (công lao động/ha/năm)

Giá trị ngày công

(1.000đ/công lao động)

Cao

3

>  600

>  300

Trung bình

2

400 – 600

200 – 300

Thấp

1

< 400

< 200

Ghi chú: Hiệu quả xã hội cao (H - Hight): số điểm của một kiểu sử dụng đất >75% tổng số điểm (5-6); Hiệu quả xã hội trung bình (M - Medium): số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ 50 - 75% tổng số điểm (3-4); Hiệu quả xã hội thấp (L - Low): số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ <50% tổng số điểm (<3)

c. Hiệu quả môi trường        

Bảng 3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Cấp đánh giá

Điểm

Chỉ tiêu

Mức sử dụng phân bón

Mức sử dụng thuốc BVTV

Cao

3

Theo định mức (gồm cả phân vô cơ và hữu cơ)

Sử dụng thuốc BVTV theo định mức (có sử dụng thuốc BVTV thảo mộc, sinh học)

Trung bình

2

Theo định mức (Phân vô cơ), lượng phân hữu cơ thấp hơn định mức

Sử dụng thuốc BVTV ít hơn theo định mức

Thấp

1

Không theo định mức (ít hoặc nhiều hơn)

Sử dụng thuốc BVTV thừa (không theo định mức)

Ghi chú: Hiệu quả môi trường cao (H - Hight): số điểm của một kiểu sử dụng đất >75% tổng số điểm (5-6); Hiệu quả môi trường trung bình (M - Medium): số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ 50 - 75% tổng số điểm (3-4); Hiệu quả môi trường thấp (L - Low): số điểm của một kiểu sử dụng đất đạt từ <50% tổng số điểm (<3).

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất huyện Lục Ngạn năm 2020

STT

Mục đích sử dụng

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

 

Tổng diện tích tự  nhiên

 

103.251,37

100,00

1.

Đất nông nghiệp

NNP

75.634,16

73,26

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

35.413,91

34,30

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

5.718,80

5,54

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

29.695,11

28,76

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

39.952,92

38,70

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

29.949,52

29,01

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

10.003,40

9,69

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

252,21

0,24

1.4

Đất nông nghiệp khác

NKH

18,12

0,018

2.

Đất phi nông nghiệp

PNN

25.213,11

24,42

2.1

Đất ở

OCT

2.117,16

2,05

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

17.810,92

17,25

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

0,05

0,00

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

25,21

0,02

2.5

Đất NT, NĐ, hỏa táng

NTD

218,13

0,21

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

1.964,45

1,90

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

3.349,84

3,24

3

Đất chưa sử dụng

CSD

2,395.10

2,32

(Nguồn: UBND huyện Lục Ngạn)

Kết quả bảng 1 cho thấy: Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất so với tổng diện tích tự nhiên (69,26%). Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 38,70% diện tích tự nhiên. Đất trồng cây lâu năm là 29.695,11ha (chiếm 28,76% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó cây ăn quả chiếm 99,72%). Đất trồng lúa chỉ chiếm 3,85% với diện tích 3.971,4 ha. Còn các loại đất khác chiếm tỷ lệ rất thấp là đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác. Như vậy, có thể thấy thế mạnh về nông nghiệp của Lục Ngạn là cây ăn quả và phát triển trồng rừng, cây lâm nghiệp.

3.2. Đặc điểm các vùng cây ăn quả trọng điểm của huyện Lục Ngạn

Căn cứ vào địa hình và điều kiện tự nhiên mỗi vùng của huyện, tiềm năng, thế mạnh hình thành vùng trồng cây ăn quả trọng điểm. Chúng tôi đã lựa chọn các xã tại 3 tiểu vùng trọng điểm trồng cây ăn quả trọng điểm của huyện để thực hiện nghiên cứu. Cụ thể:

- Tiểu vùng 1 (Vùng đồi núi cao) chọn các xã: Tân Sơn, Phong Vân, Biên Sơn.

- Tiểu vùng 2 (Vùng thấp) chọn 3 xã: Hồng Giang, Giáp Sơn, Tân Quang.

- Tiểu vùng 3 (Vùng đồi núi thấp) gồm 3 xã: Thanh Hải, Quý Sơn, Tân Mộc.

Đặc điểm của 3 vùng cây ăn quả trọng điểm của huyện Lục Ngạn được mô tả tại bảng 5

Bảng 5. Diện tích và đặc điểm đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Tiểu vùng

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha)

Diện tích đất trồng cây ăn quả (ha)

Đặc điểm vùng đất trồng cây ăn quả

1.

3.265,23

2.578,35

Thuộc chủ yếu là nhóm đất Feralít vàng nhạt ở trên núi có độ cao từ 700 – 900m so với mực nước biển và nhóm đất Feralít trên núi, ở độ cao từ 200 – 700m so với mặt nước biển. Địa hình chủ yếu là đồi núi cao

2.

3.774,07

3.448,21

Đất chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa sông suối và nhóm đất Feralít ở vùng đồi thấp. Địa hình tương đối bằng phẳng, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng cao

3.

6.205,16

5.595,04

Chủ yếu thuộc nhóm đất Feralít. Địa hình chủ yếu là đồi thấp

(Nguồn: UBND huyện Lục Ngạn, năm 2019)

3.3. Các kiểu sử dụng đất trồng cây ăn quả

Bảng 6: Các kiểu sử dụng đất trồng cây ăn quả chính của huyện Lục Ngạn

TT

Kiểu sử dụng đất

Tổng diện tích (ha)

Diện tích chia theo tiểu vùng (ha)

Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 3

1.

Vải thiều

6.800,0

1.918,0

1.661,0

3.221,0

2.

Táo

285,0

23,0

170,0

92,0

3.

Bưởi

1.089,0

195,0

223,0

671,0

4.

Cam

2.149,0

158,0

671,0

1.320,0

(Nguồn: UBND huyện Lục Ngạn, năm 2019)

Có thể thấy trong loại sử dụng đất cây ăn quả của 3 tiểu vùng thì có 4 kiểu sử dụng đất là Vải thiều, Táo, Bưởi và Cam (Bảng 6). Trong đó, kiểu sử dụng đất Vải thiều có diện tích lớn nhất (6.800,0 ha), tập trung nhiều ở tiểu vùng 3. Tiếp theo là hai loại cây ăn quả có múi Cam, Bưởi. Táo là loại cây ăn quả mới được người dân tại 3 tiểu vùng đưa vào trồng nên diện tích còn ít, nhiều nhất là ở tiểu vùng 2.  

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất cây ăn quả chính

3.3.1. Hiệu quả kinh tế

Bảng 7: Hiệu quả kinh tế các LUT cây ăn quả chính huyện Lục Ngạn

ĐVT: tính bình quân/1 ha

Kiểu sử dụng đất

Tiểu vùng

GO (triệu đồng)

Điểm

IC (triệu đồng)

VA (triệu đồng)

Điểm

VA/IC (lần)

Điểm

Tổng điểm

Đánh giá

1. Vải thiểu

1

265,62

3

67,55

198,07

3

2,93

3

9

H

2

193,01

2

56,33

136,68

2

2,43

2

6

M

3

213,30

2

58,64

154,66

2

2,64

2

6

M

2. Táo

1

145,26

1

44,21

101,05

2

2,29

1

4

L

2

195,87

2

54,64

141,23

2

2,58

2

6

M

3

177,92

2

52,17

125,75

2

2,41

2

6

M

3. Bưởi

1

166,05

2

53,66

112,39

2

2,09

1

5

M

2

220,01

2

55,79

165,22

2

2,96

3

7

H

3

266,74

3

65,34

201,40

3

3,08

3

9

H

4. Cam

1

184,61

2

69,36

115,25

2

1,62

1

5

M

2

281,30

3

75,66

205,64

3

2,72

2

8

H

3

272,33

3

73,66

198,67

3

2,70

2

8

H

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả Phiếu điều tra); Ghi chú: H: Cao; M: Trung bình; L: Thấp

Số liệu bảng 7 cho thấy: Vải thiều đạt hiệu quả kinh tế cao tại tiểu vùng 1. Đây là vùng cho sản phẩm tốt nhất từ kiểu sử dụng đất Vải thiều và nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn, là vùng có điều kiện tự nhiên rất thích hợp (đất sỏi, độ dốc tương đối cao, khí hậu lạnh hơn so với các vùng khác…). Nhờ những yếu tố trên mà sản phẩm từ kiểu sử dụng đất này cho chất lượng vượt trội so với các tiểu vùng khác nên hiệu quả kinh tế đạt mức cao lợi nhuận đạt 198,07 triệu đồng/ha; Kiểu sử dụng đất Táo: đạt hiệu quả kinh tế trung bình ở tiểu vùng 2,3; hiệu quả thấp ở tiểu vùng 1. Lợi nhuận ở tiểu vùng 2 (cao nhất) cao hơn tiểu vùng 1 (thấp nhất) là 40.181.000 đồng/ha. Tiểu vùng 2 có địa hình bằng phẳng, độ ẩm cao, điều kiện tự nhiên, khí hậu thích hợp với kiểu sử dụng đất Táo nhất trong 3 tiểu vùng. Tuy nhiên, so với các cây ăn quả chính khác, hiệu quả kinh tế của Táo vẫn ở mức thấp; Kiểu sử dụng đất Bưởi: đạt hiệu quả kinh tế cao nhất ở tiểu vùng 3, giá trị sản xuất đạt 220,01 triệu đồng/ ha. Đây là vùng tạo nên thương hiệu Bưởi cho huyện Lục Ngạn như Bưởi ngọt, Bưởi da xanh, Bưởi đào đường…; Kiểu sử dụng đất Cam cũng đạt hiệu quả kinh tế cao ở tiểu vùng 2 và 3, đây là cây trồng có chi phí cao nhất trong 4 kiểu sử dụng đất.

3.3.2. Hiệu quả xã hội

Bảng 8: Hiệu quả xã hội các LUT cây ăn quả chính huyện Lục Ngạn

ĐVT: tính bình quân/1 ha

Kiểu sử

dụng đất

Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 3

Công lao động (công)

Giá trị

ngày công (1.000đ)

Tổng điểm

Đánh giá

Công lao động (công)

Giá trị

ngày công (1.000đ)

Tổng điểm

Đánh giá

Công lao động (công)

Giá trị

ngày công (1.000đ)

Tổng điểm

Đánh giá

Vải thiều

578

342,68

5

H

512

266,96

4

M

501

308,71

5

H

Táo

535

188,88

4

M

498

283,59

4

M

479

262,52

4

M

Bưởi

495

227,04

4

M

523

315,91

5

H

588

342,50

5

H

Cam

610

188,94

4

M

688

298,89

5

H

690

287,92

5

H

 

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả Phiếu điều tra); Ghi chú: H: Cao; M: Trung bình; L: Thấp

Kết quả trên cho thấy các kiểu sử dụng đất chính của 3 tiểu vùng đã thu hút và giải quyết tốt vấn đề lao động, giảm đi đáng để lao động nhàn rỗi tại địa phương. Kiểu sử dụng đất Cam ở 3 tiểu vùng cần nhiều công lao động nhất, nguyên nhân là do Cam là một loại cây khó tính, cần nhiều công chăm sóc, đòi hỏi kĩ thuật và sự tỉ mỉ. Nhìn chung, giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng cây ăn quả ở cả 3 tiểu vùng đều tương đối cao, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người nông dân và là nguồn thu chính của người dân huyện Lục Ngạn. Tuy có sự khác nhau về hiệu quả xã hội giữa 3 tiểu vùng và giữa 4 kiểu sử dụng đất chính, nhưng có thể nhận thấy vì đây là 3 tiểu vùng trọng điểm trồng cây ăn quả của huyện Lục Ngạn thì không có tiểu vùng nào hay kiểu sử dụng đất nào có hiệu quả xã hội đạt mức thấp. Các tiểu vùng đã có sự lựa chọn chọn lọc và đưa ra những định hướng phát triển các kiểu sử dụng đất.

3.3.3. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất cây ăn quả huyện Lục Ngạn được đánh giá thông qua 2 tiêu chí: (1) Mức độ s ử dụng phân bón và (2) Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Bảng 9: Mức bón phân thực tế của các hộ nông dân cho các LUT cây ăn quả

Kiểu sử

dụng đất

Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 3

Đạm

(kg/ha)

Lân

(kg/ha)

Kali

(kg/ha)

Phân chuồng

(tấn/ha)

Đạm

(kg/ha)

Lân

(kg/ha)

Kali

(kg/ha)

Phân chuồng

(tấn/ha)

Đạm

(kg/ha)

Lân

(kg/ha)

Kali

(kg/ha)

Phân chuồng

(tấn/ha)

Vải thiều

151,7

73,8

212,6

10,7

114,3

51,2

185,6

10,2

131,3

84,5

168,6

10,9

Táo

95,4

58,2

71,1

8,3

125,7

69,6

82,1

12,3

80,1

71,3

103,6

9,5

Bưởi

115,6

125,5

62,1

9,2

136,3

182,2

95,2

15,4

155,6

184,1

105,7

15,3

Cam

129,6

138,3

121,9

10,4

152,1

185,4

104,2

16,6

163,2

221,6

119,8

17,7

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả Phiếu điều tra)

Bảng 10: Lượng thuốc bảo vệ thực vật thực tế và khuyến cáo trên cây trồng

Kiểu sử dụng đất

Loại thuốc BVTV

Liều lượng theo khuyến cáo (lít/ha)

Liều lượng thực tế sử dụng tại các tiểu vùng (lít/ha)

Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 3

Vải thiều

Pegasus 500SC

0.4-0.48

0.47

0.48

0.43

Bio pro

1.5-2

1.8

1.52

1.98

Táo

Chess 50 wg

0.3-0.45

0.48

0.45

0.56

Aizabin WP

0.5-0.6

0.7

0.52

0.71

Bưởi

Amistar 250 SC

0.5-0.6

0.62

0.63

0.88

CNX-RS

1.2-1.6

1.5

1.55

1.85

Cam

Anvil 5SC

1.8-2.4

2.2

2.44

2.34

Abatimec 3.6 EC

0.075-0.1

0.12

0.14

0.89

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả Phiếu điều tra)

 

Bảng 11: Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT cây ăn quả

Kiểu sử

dụng đất

Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 3

Phân bón

Thuốc BVTV

Tổng điểm

Đánh giá

Phân bón

Thuốc BVTV

Tổng điểm

Đánh giá

Phân bón

Thuốc BVTV

Tổng điểm

Đánh giá

Vải thiều

2

3

5

H

2

3

5

H

2

3

5

H

Táo

2

1

3

L

2

2

4

M

2

1

3

L

Bưởi

1

3

4

M

2

3

2

H

2

1

3

L

Cam

2

2

3

M

2

1

3

L

2

3

5

H

 

 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả Phiếu điều tra); Ghi chú: H: Cao; M: Trung bình; L: Thấp

Dựa vào bảng tổng hợp (Bảng 11) đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất, có thể nhận thấy rằng kiểu sử dụng đất Vải thiều ở cả 3 tiểu vùng đem lại hiệu quả môi trường ở mức cao. Kiểu sử dụng đất Táo có hiệu quả môi trường thấp nhất trong 4 kiểu sử dụng đất chính (đạt hiệu quả thấp ở tiểu vùng 1 và tiểu vùng 3, trung bình ở tiểu vùng 2). Kiểu sử dụng đất Cam đạt hiệu quả xã hội trung bình (đạt hiệu quả cao ở tiểu vùng 3, trung bình ở tiểu vùng 2 và thấp ở tiểu vùng 1). Kiểu sử dụng đất Bưởi đạt hiệu quả trung bình thấp (đạt hiệu quả cao ở tiểu vùng 2, thấp ở tiểu vùng 1 và tiểu vùng 3).

3.3.4. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các LUT cây ăn quả

Bảng 12. Tổng hợp các kết quả đánh giá hiệu quả của các kiểu sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả xã hội

Hiệu quả môi trường

Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 3

Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 3

Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 3

Vải thiều

H

M

M

H

M

H

H

H

H

Táo

L

M

M

M

M

M

L

M

L

Bưởi

M

H

H

M

H

H

M

H

L

Cam

M

H

H

M

H

H

M

L

H

Từ kết quả nghiên cứu và tổng hợp (Bảng 12) cho thấy Vải thiều là cây ăn quả phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên của huyện Lục Ngạn, là kiểu sử dụng đất tối ưu cho sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, trở thành vùng trồng cây ăn quả trọng điểm của cả nước, vừa mang lại hiệu quả kinh tế mà đồng thời mang lại hiệu quả xã hội, môi trường. Ngoài ra, trong những năm gần đây Bưởi và Cam là hai kiểu sử dụng đất đang khẳng định được giá trị, hiệu quả kinh tế đạt mức rất cao, nếu đi đúng hướng và phát triển đồng bộ, chú ý đến hiệu quả môi trường thì thời gian tới 2 kiểu sử dụng đất nói trên sẽ còn phát triển hơn nữa.

3.4. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả trên địa bàn huyên Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3.4.1. Định hướng phát triển cây ăn quả của huyện Lục Ngạn

+ Kiểu sử dụng đất Vải thiều: phát triển và mở rộng tại cả 3 tiểu vùng, đặc biệt là tiểu vùng 1 vì đây là vùng có đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kiểu sử dụng đất này, vì vậy thời gian tới nên tăng diện tích Vải thiều thêm 150ha. Chuyển dần các diện tích canh tác Vải thiều truyền thống tại tiểu vùng 2,3 sang canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP để năng cao hiệu quả.

+ Kiểu sử dụng đất Bưởi: định hướng mở rộng diện tích tại tiểu vùng 2, vì đây là kiểu sử dụng đất tại tiểu vùng 2 đạt hiệu quả cao ở cả 3 tiêu chí. Hiện nay được sản xuất theo đúng quy trình Global GAP và VietGAP. Trong thời gian tới, để phát huy tốt hơn  thế mạnh của huyện, định hướng tăng diện tích kiểu sử dụng đất này thêm 100 ha tại tiểu vùng 3, tiếp tục chú trọng phát triển và tiếp cận các tiến bộ khoa học giúp cho hiệu quả kinh tế đạt mức cao hơn nữa.

+ Kiểu sử dụng đất Cam: phát triển tại tiểu vùng 3, đa số diện tích Cam ở tiểu vùng đều sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP và Viet GAP. Những sản phẩm Cam ở tiểu vùng đã thành thương hiệu như: Cam lòng vàng, Cam ngọt, Cam Xoàn… Để có thể phát triển hơn nữa kiểu sử dụng đất Cam, đề xuất tăng diện tích Cam thêm 150ha, chú trọng đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch để giảm tối đa chi phí đầu tư, nâng cao năng suất và giá trị của sản phẩm.

+ Kiểu sử dụng đất Táo: chỉ giữ nguyên diện tích để đa dạng hóa các loại sản phẩm của vùng. Tuy nhiên, cần tập trung chăm sóc phát triển kiểu sử dụng đất này theo khuyến cáo của các chuyên gia và cơ quan chuyên môn, phát triển chú trọng đến vấn đề môi trường. Nghiên cứu kĩ các tính năng của cây trồng để đưa ra những giải pháp thích hợp giúp tăng năng suất, chất lượng và góp phần tăng hiệu quả kinh tế, phát triển hơn nữa đúng với tiềm năng của kiểu sử dụng đất này cho địa phương trong thời gian tới.

3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả của huyện Lục Ngạn

a. Giải pháp quy hoạch: Xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm và kế hoạch sử dụng đất chi tiết hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, gắn với quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo hướng bền vững

b. Giải pháp kỹ thuật – công nghệ: áp dụng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình của tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP; Bao bì sản phẩm phải đẹp, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ; Đa dạng hóa các sản phẩm đã có thương hiệu như Vải sấy khô, Mứt Táo….

c. Giải pháp thị trường: Quảng bá, tuyên truyền giới thiệu các mặt hàng nông sản trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các Hội trợ nông sản; Có nhiều chương trình khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nông sản có thương hiệu; Phân phối sản phẩm rộng rãi đến các hệ thống chợ, siêu thị với chính sách và giá cả hợp lý. 

4. KẾT LUẬN

  Lục Ngạn là vùng trồng cây ăn quả trọng điểm của tỉnh Bắc Giang và cả nước, có 4 kiểu sử dụng đất cây ăn quả chính là Vải thiều, Táo, Bưởi và Cam. Trong đó, Vải thiều là kiểu sử dụng đạt hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường cao ở tiểu vùng 1, với thu nhập tăng thêm đạt 198,071 triệu đồng, giá trị ngày công lao động 342,68 nghìn đồng/công. Bên cạnh đó, Cam và Bưởi cũng là 2 kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả cao tương đối đồng đều tại tiểu vùng 2 và 3. Tuy nhiên, chi phí để trồng Cam là cao nhất trong các loại cây trồng. Táo là kiểu sử dụng có diện tích nhỏ và cho hiệu quả thấp nhất, nhưng vẫn nên duy trì để đa dạng hóa sản phẩm cho địa phương.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả cho huyện Lục Ngạn thời gian tới cần thực hiện tốt và đồng bộ thêm một số giải pháp về quy hoạch, thị trường và các biện pháp khoa học kỹ thuật.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phùng Gia Hưng (2012). Xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý trên vùng đất bạc màu tỉnh Bắc Giang, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

2. Nguyễn Ngọc Nông và cs (2020). Giáo trình đánh giá đất . NXB Nông nghiệp Hà Nội

3. UBND huyện Lục Ngạn (2021). Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội  năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp năm 2021.

4. UBND tỉnh Bắc Giang (2008). Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho Vải thiều huyện Lục Ngạn

5. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (2012). TCVN 8409 - 2012, Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp.

 

TS. Nông Thị Thu Huyền

BÀI VIẾT LIÊN QUAN