1. Đặt vấn đề
Thành phố Phổ Yên được thành lập theo Nghị quyết 469-NQ/UBTVQH15 ngày 15/2/2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và trước đó vào năm 2015 thị xã Phổ Yên được hình thành từ huyện Phổ Yên của tỉnh Thái Nguyên theo Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và được công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số 530/QĐ-BXD ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Bộ Xây dựng. Từ khi thành lập thị xã đến năm 2022 trở thành thành phố Phổ Yên đã tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới xã hội đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Phát triển kinh tế xã hội chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các yếu tố bên ngoài là thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế xã hội của các nước không chỉ trong khu vực mà cả thế giới. Các yếu tố bên trong bao gồm: Định hướng chiến lược phát triển của đất nước, kế hoạch phát triển từng năm và giai đoạn, nguồn lực trong nước, chính sách quản lý chung và các ngành…. Trong đó hoạt động của công tác quản lý đất đai được đánh giá là rất quan trọng. Công tác quản lý đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Phổ Yên, trong đó công tác quy hoạch sử dụng đất là yếu tố hàng đầu và tác động mạnh đến các mặt của kinh tế và xã hội.
Để thấy rõ được tác động đó, các nghiên cứu trước đó đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để tiến hành khảo sát 3 vùng của thị xã với những đối tượng sử dụng đất khác nhau. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu giúp cho các nhà hoạch định chính sách đề ra những giải pháp tối ưu cho phát triển kinh tế xã hội của Phổ Yên.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Khảo sát chuyên gia và điều tra xã hội học
2.1.1. Khảo sát ý kiến của chuyên gia
- Đề tài tiến hành khảo sát ý kiến của 31 chuyên gia, bao gồm 21 cán bộ quản lý từ các phòng ban của thành phố, UBND các xã phường và 10 các nhà khoa học về quản lý tài nguyên môi trường và quản lý kinh tế.
- Phương pháp khảo sát: Phỏng vấn trực tiếp theo câu hỏi định sẵn.
- Nội dung khảo sát: Nhận định về các tiêu chí phát triển kinh tế xã hội.
2.1.2. Điều tra xã hội học
- Cơ sở chọn mẫu điều tra:
- Tiêu chí chọn các hộ/tổ chức điều tra được phân thành 3 vùng như sau:
+ Vùng 1 (Vùng trung tâm): Nơi đây có các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của thành phố. Tại vùng này, kinh tế phát triển mạnh và ổn định. Vùng 1 bao gồm 4 phường, chọn 3 phường là Ba Hàng, Bãi Bông và Đồng Tiến.
+ Vùng 2 (Vùng cận trung tâm): là vùng quy hoạch phát triển. Hiện tại, nơi đây phát triển ở mức độ trung bình. Theo quy hoạch đây là vùng có nhiều dự án đầu tư trọng điểm phát triển khu kinh tế của Phổ Yên. Vùng này chủ yếu các xã nằm trong khu công nghiệp Điềm Thụy và Sam Sung. Chọn 3 xã là Hồng Tiến, Trung Thành và Tiên Phong.
+ Vùng 3 (Vùng ngoại ô): là vùng phát triển kinh tế xã hội theo hướng nông nghiệp, sinh thái. Vùng này chọn 3 xã là Thành Công, Tân Phú và Phúc Thuận.
- Số lượng mẫu điều tra:
+ Mỗi xã phường chọn 3 thôn/tổ tiêu biểu đại diện cho địa phương, tổng số hộ/tổ chức của 27 thôn/tổ của 9 xã phường là 1.350 hộ/tổ chức.
+ Số lượng mẫu điều tra: Theo Slovin (1960; trích dẫn bởi Võ Thị Thanh Lộc, 2010), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:
N
n = -----------------------
1 + N.e2
Trong đó:
n: Dung lượng mẫu điều tra
N: Tổng số hộ/tổ chức nằm trong vùng điều tra; n: số hộ/tổ chức đại diện
e: Độ tin cậy 95 % (Sai số cho phép, thường lấy bằng 0,05)
Áp dụng công thức Slovin, từ số lượng 1.350 hộ của 27 thôn/tổ chức của 9 xã phường, tính toán được tổng số mẫu cần điều tra là 308,5714. Làm tròn là 309 mẫu – 309 phiếu điều tra.
Trên cơ sở số mẫu cần điều tra như đã xác định ở trên, mỗi vùng lựa chọn điều tra 103 hộ/tổ chức theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng. Mỗi vùng điều tra 6 tổ chức kinh tế, 6 tổ chức khác và 91 hộ gia đình cá nhân.
2.2. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu
- Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê toán học trên các phần mềm: SPSS và Excel.
- Sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích số liệu điều tra xã hội học của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007). Cụ thể ứng dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 20 cho phân tích số liệu điều tra xã hội học. Áp dụng cho phân tích số liệu điều tra từ 309 phiếu theo thang đo Likert để đánh giá kết quả nghiên cứu (Đỗ Anh Tài, 2008).
- Đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ:
1: Hoàn toàn không đồng ý/rất nhỏ/rất thấp;
2: Không đồng ý/nhỏ/thấp;
3: Phân vân/trung bình;
4: Đồng ý/lớn/cao;
5: Hoàn toàn đồng ý
- Từ thang đo Likert, phân cấp đánh giá cụ thể cho 5 cấp như sau:
1,00 - 1,79: Hoàn toàn thấp
1,80 - 2,59: Thấp
2,60 - 3,39: Trung bình
3,40 - 4,19: Cao
4,20 - 5,00: Rất cao.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đánh giá các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Phổ Yên
Tổng hợp kết quả khảo sát chuyên gia về các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chịu ảnh hưởng của công tác quản lý đất đai ở Phổ Yên (Bảng 01) cho thấy có 8 chỉ tiêu chính chịu ảnh hưởng. Mức độ đánh giá đều đạt chỉ số cao đến rất cao, 3.39 – 4.39. Trong đó có 6 chỉ tiêu được đánh giá rất cao, đạt chỉ số 4.23 – 4.39. Còn 2 chỉ tiêu là hình thành và phát triển thị trường bất động sản và thực hiện quyền bình đẳng chỉ được đánh giá ở mức trung bình đến cao, 3.39 -3.48.
Như vậy có 6 chỉ tiêu quan trọng là: Đô thị hóa và công nghiệp hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, thu nhập và mức sống của dân, tăng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ đói nghèo được lựa chọn để đánh giá tại Phổ Yên.
Bảng 01. Tổng hợp kết quả đánh giá của chuyên gia về các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chịu ảnh hưởng của công tác quản lý đất đai ở thành phố Phổ Yên
TT |
Nội dung quản lý đất đai |
Đánh giá |
Độ lệch chuẩn |
1 |
Đô thị hóa và công nghiệp hóa |
4.36 |
0.80 |
2 |
Phát triển cơ sở hạ tầng |
4.39 |
0.62 |
3 |
Thu hút vốn đầu tư |
4.32 |
0.70 |
4 |
Hình thành và phát triển thị trường bất động sản |
3.48 |
0.68 |
5 |
Thu nhập và mức sống của dân |
4.23 |
0.56 |
6 |
Tăng cơ hội việc làm |
4.29 |
0.64 |
7 |
Giảm tỷ lệ đói nghèo |
4.23 |
0.56 |
8 |
Thực hiện quyền bình đẳng |
3.39 |
0.67 |
- Trong 3 nội dung của mỗi chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được đánh giá chung với chỉ số từ 3.38 – 4.14, đạt mức trung bình đến cao.
- Có 5 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được đánh giá cao, đạt chỉ số 3.62 – 4.14. Còn chỉ tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo chỉ đạt mức trung bình là 3.38, nhưng chỉ số nằm ở cận trên của trung bình.
Tóm lại, cả 6 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của Phổ Yên đều là những mặt hoạt động tốt.
Bảng 02. Đánh giá các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Phổ Yên
TT |
Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội |
Đánh giá |
Độ lệch chuẩn |
1 |
Đô thị hóa và công nghiệp hóa (Trung bình chung) |
4.14 |
0.46 |
1.1 |
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa (CNH) được quan tâm |
4.16 |
0.60 |
1.2 |
Trình tự, thủ tục thực hiện quá trình đô thị hóa và CNH phù hợp |
4.13 |
0.58 |
1.3 |
Kết quả thực hiện quá trình đô thị hóa và CNH tốt |
4.15 |
0.61 |
2 |
Phát triển cơ sở hạ tầng (Trung bình chung) |
4.12 |
0.44 |
2.1 |
Công tác phát triển cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ quan trọng |
4.16 |
0.59 |
2.2 |
Trình tự, thủ tục thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp |
4.12 |
0.58 |
2.3 |
Kết quả thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng tốt |
4.07 |
0.58 |
3 |
Thu hút vốn đầu tư (Trung bình chung) |
3.74 |
0.39 |
3.1 |
Thu hút vốn đầu tư cho phát triển là nhiệm vụ quan trọng |
3.81 |
0.59 |
3.2 |
Trình tự và thủ tục thu hút vốn đầu tư cho phát triển phù hợp |
3.76 |
0.57 |
3.3 |
Kết quả thực hiện thu hút vốn đầu tư cho phát triển tốt |
3.65 |
0.59 |
4 |
Thu nhập và mức sống của người dân (Trung bình chung) |
3.86 |
0.46 |
4.1 |
Phát triển thu nhập và mức sống của người dân là quan trọng |
3.80 |
0.64 |
4.2 |
Trình tự, thủ tục tăng thu nhập, mức sống của dân phù hợp |
3.89 |
0.62 |
4.3 |
Kết quả thực hiện tăng thu nhập và mức sống của người dân tốt |
3.90 |
0.62 |
5 |
Tăng cơ hội việc làm (Trung bình chung) |
3.62 |
0.38 |
5.1 |
Tăng cơ hội việc làm là chính sách quan trọng phát triển xã hội |
3.59 |
0.55 |
5.2 |
Trình tự và thủ tục thực hiện tăng cơ hội việc làm phù hợp |
3.63 |
0.59 |
5.3 |
Kết quả thực hiện chính sách tăng cơ hội việc làm tốt |
3.63 |
0.55 |
6 |
Giảm tỷ lệ đói nghèo (Trung bình chung) |
3.38 |
0.51 |
6.1 |
Giảm tỷ lệ đói nghèo trong xã hội được quan tâm chu đáo |
3.37 |
0.56 |
6.2 |
Trình tự, thủ tục thực hiện giảm tỷ lệ đói nghèo phù hợp |
3.38 |
0.58 |
6.3 |
Kết quả thục hiện công tác giảm tỷ lệ đói nghèo tốt |
3.38 |
0.59 |
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Phổ Yên
Số liệu đánh giá tình hình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất của thành phố Phổ Yên với 8 nội dung tại bảng 03 cho thấy:
Bảng 03. Đánh giá tình hình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Phổ Yên
TT |
Nội dung đánh giá |
Đánh giá |
Độ lệch chuẩn |
1 |
Bản QHSDĐ được xây dựng trên cơ sở đầy đủ căn cứ |
3.48 |
0.71 |
2 |
Bản QHSDĐ được xây dựng trên tinh thần dân chủ |
3.64 |
0.65 |
3 |
Bản QHSDĐ và kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) phù hợp thực tế |
3.63 |
0.66 |
4 |
Bản QHSDĐ được thực hiện theo kế hoạch từng năm |
3.82 |
0.58 |
5 |
Bản QHSDĐ được điều chỉnh phù hợp theo thời gian |
4.00 |
0.56 |
6 |
Trình tự và thủ tục thực hiện công tác QHSDĐ được tiến hành tốt |
3.87 |
0.53 |
7 |
Kết quả thực hiện công tác QHSDĐ ở mức tốt |
3.57 |
0.69 |
8 |
Bản QHSDĐ là khả thi |
3.44 |
0.77 |
|
Trung bình chung |
3.68 |
0.33 |
- Cả 8 nội dung của công tác quy hoạch sử dụng đất của Phổ Yên được đánh giá cao, ở mức 3.44 – 4.00 và trung bình chung đạt chỉ số 3.68.
- Trong 8 nội dung đánh giá ở mức cao thì có nội dung 8 là bản quy hoạch sử dụng đất là khả thi nhưng chỉ số chỉ là 3.44, là mức cao nhưng là cận dưới của mức đánh giá cao.
Tóm lại, nói chung việc thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất của Phổ Yên là khá tốt và đang có nhiều đổi mới trong công tác này. Kết quả đánh giá này cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Kim Hảo và cs. (2020).
3.3. Ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố Phổ Yên
3.3.1. Đánh giá theo vùng
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của Phổ Yên bảng 04 cho thấy:
- Công tác quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến 6 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ở cả 3 vùng được đánh giá với chỉ số từ 3.32 – 4.02, mức đánh giá trung bình đến cao.
- Tại vùng 1, có 3 chỉ tiêu là đô thị hóa và công nghiệp hóa, phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút vốn đầu tư đạt mức cao, chỉ số từ 3.41 – 4.02. Trong khi 3 chỉ tiêu khác là thu nhập và mức sống của dân, tăng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ đói nghèo lại chỉ đánh giá ở mức trung bình, đạt chỉ số 3.33 – 3.38.
- Tại vùng 2, có 2 chỉ tiêu là đô thị hóa và công nghiệp hóa và phát triển cơ sở hạ tầng đạt mức cao, chỉ số từ 3.76 – 3,94. Trong khi 4 chỉ tiêu khác là thu hút vốn đầu tư, thu nhập và mức sống của dân, tăng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ đói nghèo lại chỉ đánh giá ở mức trung bình, đạt chỉ số 3.32 – 3.38.
- Tại vùng 3, chỉ có 2 chỉ tiêu là đô thị hóa và công nghiệp hóa và phát triển cơ sở hạ tầng đạt mức cao, chỉ số từ 3.68 – 3.87. Trong khi 4 chỉ tiêu khác là thu hút vốn đầu tư, thu nhập và mức sống của dân, tăng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ đói nghèo lại chỉ đánh giá ở mức trung bình, đạt chỉ số 3.30 – 3.37.
Bảng 04. Ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố Phổ Yên theo vùng
TT |
Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội |
Vùng 1 |
Vùng 2 |
Vùng 3 |
|||
Trung bình chung |
Độ lệch chuẩn |
Trung bình chung |
Độ lệch chuẩn |
Trung bình chung |
Độ lệch chuẩn |
||
1 |
Đô thị hóa và công nghiệp hóa |
4.02 |
0.30 |
3.94 |
0.24 |
3.87 |
0.27 |
2 |
Phát triển cơ sở hạ tầng |
3.82 |
0.31 |
3.76 |
0.32 |
3.68 |
0.28 |
3 |
Thu hút vốn đầu tư |
3.41 |
0.50 |
3.36 |
0.49 |
3.30 |
0.46 |
4 |
Thu nhập và mức sống của dân |
3.33 |
0.40 |
3.35 |
0.40 |
3.32 |
0.40 |
5 |
Tăng cơ hội việc làm |
3.33 |
0.38 |
3.32 |
0.37 |
3.29 |
0.36 |
6 |
Giảm tỷ lệ đói nghèo |
3.38 |
0.36 |
3.38 |
0.35 |
3.37 |
0.35 |
Tóm lại: Từ đánh giá chi tiết các nội dung của công tác quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của Phổ Yên theo từng vùng, đề tài tổng hợp chung lại và xếp hạng tại bảng 05 cho thấy:
- Mức độ ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa và quá trình phát triển cơ sở hạ tầng là mạnh mẽ nhất, sau đó là khá mạnh đến công tác thu hút vốn đầu tư.
- Còn các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội như thu nhập và mức sống của dân, tăng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ đói nghèo thì chịu ảnh hưởng ở mức trung bình của công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Mức độ ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của Phổ Yên cũng giảm dần từ vùng 1 đến vùng 2 và 3.
Bảng 05. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố Phổ Yên theo vùng
TT |
Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội |
Vùng 1 |
Vùng 2 |
Vùng 3 |
1 |
Đô thị hóa và công nghiệp hóa |
Cao |
Cao |
Cao |
2 |
Phát triển cơ sở hạ tầng |
Cao |
Cao |
Cao |
3 |
Thu hút vốn đầu tư |
Cao |
TB |
TB |
4 |
Thu nhập và mức sống của dân |
TB |
TB |
TB |
5 |
Tăng cơ hội việc làm |
TB |
TB |
TB |
6 |
Giảm tỷ lệ đói nghèo |
TB |
TB |
TB |
Ngoài đánh giá ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của Phổ Yên theo 3 vùng, đề tài còn đánh giá theo đối tượng sử dụng đất.
Số liệu tổng hợp ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của Phổ Yên theo đối tượng sử dụng đất ở bảng 06 cho nhận xét:
- Cả 4 đối tượng sử dụng đất đều cho thấy quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến 6 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội với chỉ số từ 3.22 – 4.22, mức đánh giá trung bình đến cao và rất cao.
- Cả 4 đối tượng sử dụng đất đều cho thấy công tác quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng mạnh đến rất mạnh 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội là Đô thị hóa và công nghiệp hóa và Phát triển cơ sở hạ tầng với chỉ số 3.57 – 4.22.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng trung bình đối với 3 chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư, thu nhập và mức sống của dân và tăng cơ hội việc làm ở cả 4 đối tượng sử dụng đất.
Bảng 06. Ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố Phổ Yên theo đối tượng sử dụng đất
TT |
Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội |
Hộ nông nghiệp |
Hộ phi nông nghiệp |
Tổ chức kinh tế |
Tổ chức khác |
||||
Trung bình chung |
Độ lệch chuẩn |
Trung bình chung |
Độ lệch chuẩn |
Trung bình chung |
Độ lệch chuẩn |
Trung bình chung |
Độ lệch chuẩn |
||
1 |
Đô thị hóa và công nghiệp hóa |
3.90 |
0.27 |
3.93 |
0.25 |
4.22 |
0.20 |
4.22 |
0.29 |
2 |
Phát triển cơ sở hạ tầng |
3.77 |
0.29 |
3.57 |
0.29 |
3.85 |
0.29 |
4.01 |
0.37 |
3 |
Thu hút vốn đầu tư |
3.32 |
0.29 |
3.34 |
0.51 |
3.38 |
0.18 |
3.85 |
0.23 |
4 |
Thu nhập và mức sống của dân |
3.34 |
0.41 |
3.32 |
0.42 |
3.26 |
0.29 |
3.28 |
0.20 |
5 |
Tăng cơ hội việc làm |
3.32 |
0.39 |
3.33 |
0.36 |
3.22 |
0.17 |
3.27 |
0.20 |
6 |
Giảm tỷ lệ đói nghèo |
3.38 |
0.37 |
3.40 |
0.36 |
3.33 |
0.24 |
3.38 |
0.17 |
Tóm lại: Từ phân tích chi tiết ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của Phổ Yên theo từng đối tượng sử dụng đất, đề tài tổng hợp chung lại và xếp hạng tại bảng 07 cho thấy:
- Mức độ ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa và quá trình phát triển cơ sở hạ tầng là mạnh mẽ nhất, sau đó là khá mạnh đến công tác thu hút vốn đầu tư.
- Còn các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội như thu nhập và mức sống của dân, tăng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ đói nghèo thì chịu ảnh hưởng ở mức trung bình của công tác quy hoạch sử dụng đất.
Bảng 07. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố Phổ Yên theo đối tượng sử dụng đất
TT |
Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội |
Hộ nông nghiệp |
Hộ phi nông nghiệp |
Tổ chức kinh tế |
Tổ chức khác |
1 |
Đô thị hóa và công nghiệp hóa |
Cao |
Cao |
Cao |
Rất cao |
2 |
Phát triển cơ sở hạ tầng |
Cao |
Cao |
Cao |
Cao |
3 |
Thu hút vốn đầu tư |
TB |
TB |
TB |
Cao |
4 |
Thu nhập và mức sống của dân |
TB |
TB |
TB |
TB |
5 |
Tăng cơ hội việc làm |
TB |
TB |
TB |
TB |
6 |
Giảm tỷ lệ đói nghèo |
TB |
Cao |
TB |
TB |
4. Thảo luận và kết luận
- Kết quả khảo sát chuyên gia về các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chịu ảnh hưởng của công tác quản lý đất đai ở thành phố Phổ Yên đã kết luận có 6 chỉ tiêu quan trọng, đó là: Đô thị hóa và công nghiệp hóa; phát triển cơ sở hạ tầng; thu hút vốn đầu tư; thu nhập và mức sống của dân; tăng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ đói nghèo. Đây cũng chính là những chỉ tiêu phát triển phát triển kinh tế xã hội chính và chủ lực mà Nhà nước đã đưa vào chiến lược phát triển đất nước hiện nay. Trong 6 chỉ tiêu này, có 3 chỉ tiêu đầu là về phát triển kinh tế và 3 chỉ tiêu sau là về phát triển ổn định xã hội.
- Đánh giá tình hình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất của thành phố Phổ Yên đã rút ra kết luận: Cả 8 nội dung của công tác quy hoạch sử dụng đất của Phổ Yên được đánh giá cao, ở mức 3.44 – 4.00 và trung bình chung đạt chỉ số 3.68. Trong 8 nội dung đánh giá ở mức cao thì có nội dung 8 là Bản quy hoạch sử dụng đất là khả thi nhưng chỉ số chỉ là 3.44, là mức cao nhưng là cận dưới của mức đánh giá cao. Điều này nói lên công tác quy hoạch sử dụng đất, nhất là việc lập quy hoạch còn đang tồn tại nhiều khía cạnh, đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, về tổng thể, việc thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất của Phổ Yên là khá tốt và đang có nhiều đổi mới trong công tác này.
- Ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến 6 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Phổ Yên:
+ Mức độ ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến quá trình Đô thị hóa và công nghiệp hóa và Quá trình phát triển cơ sở hạ tầng là mạnh mẽ nhất, sau đó là khá mạnh đến Công tác thu hút vốn đầu tư, với kết quả đánh giá đạt chỉ số 3.68 – 4.02 ở cả 3 vùng. Kết quả đánh giá này cho thấy rõ ràng trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa và quá trình phát triển cơ sở hạ tầng của một địa phương đòi hỏi phải có một bản quy hoạch sử dụng đất khả thi. Điều đó sẽ thúc đẩy được tiến trình phát triển của địa phương.
+ Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội như Thu nhập và mức sống của dân, Tăng cơ hội việc làm và Giảm tỷ lệ đói nghèo chịu ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất ở mức trung bình. Kết quả đánh giá này cũng phù hợp với thực tế, đó là trong quản lý đất đai, công tác Giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ; Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chỉ tiêu trên.
+ Mức độ ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của Phổ Yên cũng giảm dần từ vùng 1 đến vùng 2 và 3. Điều này cũng dễ giải thích vì vùng 1 là vùng trung tâm, là vùng có các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của thị xã. Tại vùng này, kinh tế phát triển mạnh và ổn định. Còn vùng 2 và 3 đều là vùng xa trung tâm, nhất là vùng 3, là vùng ngoại ô, vùng phát triển kinh tế xã hội theo hướng nông nghiệp, sinh thái.
+ Ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của Phổ Yên theo đối tượng sử dụng đất: Cả 4 đối tượng sử dụng đất đều cho thấy quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến 6 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội với chỉ số từ 3.22 – 4.22, mức đánh giá trung bình đến cao và rất cao. Cả 4 đối tượng sử dụng đất đều cho thấy công tác quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng mạnh đến rất mạnh 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội là Đô thị hóa và công nghiệp hóa và Phát triển cơ sở hạ tầng với chỉ số 3.57 – 4.22.
Từ những kết quả đánh giá trên cho thấy cần phải có giải pháp tăng cường công tác quy hoạch sử dụng đất, nhất là phải xây dựng các bản quy hoạch mang tính khả thi cao. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của một địa phương.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Xây dựng (2019), Quyết định 530/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2019 về việc công nhận thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là đô thị loại III.
2. Vũ Thị Kim Hảo, Nguyễn Lê Duy, Nguyễn Thu Thùy (2020), Đánh giá hiệu quả của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 225, số 07 (2020), trg. 176 – 182.
3. Võ Thị Thanh Lộc (2010), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và Viết đề cương nghiên cứu, NXB Đại học Cần Thơ.
4. Đỗ Anh Tài (2008), Giáo trình phân tích số liệu thống kê, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, NXB Thống kê.
6. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2015), Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
7. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2022), Nghị quyết số 469/NQ-UBTVQH15 ngày 15 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
ThS. Vũ Thị Kim Hảo