I. Nội dung và lộ trình thúc đẩy hoạt động ươm tạo và hỗ trợ cho các tác giả, nhóm tác giả phát triển ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Nội dung và lộ trình ươm tạo được chia làm 4 giai đoạn chính sau đây:
- Định hướng:
Thời gian thực hiện: 1 tháng
Mục tiêu: Bồi dưỡng kiến thức nền tảng về khởi nghiệp và lộ trình thương mại hóa; đánh giá hiện trạng và xác định mục tiêu tham gia.
Phương pháp triển khai: Tiến hành khảo sát và lựa chọn 20 nhóm ý tưởng. Tiêu chí nhóm tham gia có ít nhất 2 thành viên nghiên cứu và đã sản phẩm mẫu, ưu tiên nhóm đã có bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT), đăng ký kinh doanh, hợp đồng thương mại, tài trợ. Tiến hành dưỡng kiến thức nền tảng về khởi nghiệp và lộ trình thương mại hóa; đánh giá hiện trạng và xác định mục tiêu tham gia của các nhóm.
Kết quả: Cuối giai đoạn định hướng sẽ phỏng vấn và chọn ra 20 nhóm tiềm năng vào ươm tạo tập trung giai đoạn 1.
- Ươm tạo tập trung giai đoạn 1
Mục tiêu: Bồi dưỡng kiến thức về tối ưu hóa sản phẩm thương mại, mô hình kinh doanh, đội nhóm.
Đối tượng: 20 nhóm lựa chọn ở giai đoạn định hướng
Thời gian thực hiện: 2 tháng
Phương pháp triển khai: Đào tạo, huấn luyện về đổi mới sáng tạo, thương mại hóa với các hoạt động cố vấn, kết nối 80% và đào tạo tập trung 20%. Ươm tạo tập trung giai đoạn 1 với 7 Khóa huấn luyện đào tạo và Demo day 1, như sau:
- Khóa huấn luyện đào tạo 1: Nền tảng SHTT
- Khóa huấn luyện đào tạo 2: Thẩm định và Định giá tài sản SHTT
- Khóa huấn luyện đào tạo 3: Thương mại hóa công nghệ, tài sản trí tuệ, mô hình kinh doanh
- Khóa huấn luyện đào tạo 4: Tư duy thiết kế
- Khóa huấn luyện đào tạo 5: Mô hình kinh doanh
- Khóa huấn luyện đào tạo 6: Tài chính đầu tư
- Khóa huấn luyện đào tạo 7: Đội nhóm tinh gọn và linh hoạt
- Demo day 1
Kết quả: Kết thúc giai ươm tạo tập trung giai đoạn 1 sẽ chọn ra 5 nhóm tiềm năng phát triển mô hình kinh doanh để vào ươm tạo tập trung giai đoạn 2
- Ươm tạo tập trung giai đoạn 2
Mục tiêu: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng gọi vốn, chuyển giao công nghệ/ bán hàng
Thời gian thực hiện: 2 tháng
Đối tượng: 5 nhóm tiềm năng được lựa chọn ở ươm tạo tập trung giai đoạn 1
Phương pháp triển khai: Đào tạo, huấn luyện về kỹ năng gọi vốn, chuyển giao công nghệ/ bán hàng với các hoạt động cố vấn, kết nối 80% và đào tạo tập trung 20%. Ươm tạo tập trung giai đoạn 2 với 5 Khóa huấn luyện đào tạos và Demo day 2, như sau:
- Khóa huấn luyện đào tạo 8: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
- Khóa huấn luyện đào tạo 9: Tiếp thị bán hàng
- Khóa huấn luyện đào tạo 10: Mối quan hệ với nhà đầu tư và Nghệ thuật đàm phán
- Khóa huấn luyện đào tạo 11: Hồ sơ gọi vốn, thủ tục pháp lý
- Khóa huấn luyện đào tạo 12: Thuyết trình gọi vốn
- Demo day 2
Kết quả: Các nhóm dự án sẽ có kỹ năng gọi vốn, chuyển giao công nghệ/ bán hàng đồng thời thiết lập mối quan hệ với những nhà đầu tư tiềm năng và bắt đầu quá trình gọi vốn từ họ.
- Đồng hành sau ươm tạo tập trung
Mục tiêu: hỗ trợ các nhóm kết nối trực tiếp với Nhà đầu tư để gọi vốn, kết nối đối tác phát triển mạng lưới, tăng doanh thu và tiến tới hình thành doanh nghiệp Spin off
Thời gian thực hiện: 6 - 7 tháng
Đối tượng: 5 nhóm được ươm tạo tập trung giai đoạn 2
Phương pháp triển khai: Các hoạt động tư vấn hỗ trợ về kết nối tìm đối tác kinh doanh, tuyển dụng, tư vấn pháp lý, hình thành doanh nghiệp Spin off… Các hoạt động tư vấn hỗ trợ 2:1 bằng phương pháp trực tiếp kết hợp trực tuyến sẽ được triển khai cho từng nhóm dự án, trong đó mỗi nhóm sẽ có sự hỗ trợ tư vẫn của 1 chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn và 1 chuyên gia khởi nghiệp ĐMST hoặc doanh nhân trong cùng lĩnh vực.
Kết quả: Tăng tốc, tiếp cận thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ, mô hình công nghệ có tiềm năng thương mại hóa; Doanh nghiệp/ nhóm khởi nghiệp ĐMST ký kết giao dịch thương mại, đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật với đối tác, nhà đầu tư; Tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp/ nhóm khởi nghiệp, Tiến tới hình thành doanh nghiệp Spin off từ các nhóm ươm tạo.
II. Giải pháp thực hiện
Các nhóm/ doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được hỗ trợ trong các hoạt động bao gồm: huấn luyện, đào tạo cung cấp kiến thức và kỹ năng về đổi mới sáng tạo, thương mại hóa, tối ưu hóa sản phẩm thương mại, mô hình kinh doanh, đội nhóm khởi nghiệp, gọi vốn, chuyển giao công nghệ/ bán hàng. Các hoạt động đồng hành sau ươm tạo tập trung để hỗ trợ các nhóm kết nối trực tiếp với Nhà đầu tư để gọi vốn, kết nối đối tác phát triển mạng lưới, tăng doanh thu. Từ đó tạo sức mạnh lan toả, nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân cho thế hệ trẻ trong khu vực.
Các chương trình đào tạo huấn luyện chuyên sâu sẽ được tiến hành, dưới sự dẫn dắt của các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Nội dung các chương trình huấn luyện đào tạo và các hoạt động của nhiệm vụ sẽ được thiết kế chi tiết, có sự cân nhắc các yếu tố về điều kiện tự nhiên của địa phương và văn hoá đặc trưng của các dân tộc.
Các hoạt động huấn luyện 2:1 sẽ được triển khai cho từng nhóm, trong đó mỗi nhóm sẽ có sự huấn luyện của 1 chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn và 1 chuyên gia khởi nghiệp hoặc doanh nhân trong cùng lĩnh vực đê hỗ trợ các nhóm kết nối trực tiếp với Nhà đầu tư để gọi vốn, kết nối đối tác phát triển mạng lưới, tăng doanh thu và tiến tới hình thành doanh nghiệp Spin off.
Trường Đại học Nông lâm đã có 29 sản phẩm được cấp quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ là các giống cây trồng vật nuôi, quy trình sản xuất…. Nhiều sản phẩm của nhà trường đã được thương mại hóa có thương hiệu và uy tín trên thị trường. Mặt khác, các ý tưởng đã được phát hiện trước đó tại các cuộc thi đã từng được tổ chức trong khu vực và được phát hiện thêm từ các hoạt động chọn lọc. Hiện tại, trường Đại học Nông lâm có cơ sở dữ liệu là 250 ý tưởng khởi nghiệp, được sinh viên và cán bộ trong trường hình thành qua các cuộc thi, trong đó có 50 ý tưởng đã đạt được các giải thường từ cấp trường trở lên và được các chuyên gia đánh giá cao. Trong số 50 ý tưởng có 2 doanh nghiệp đã được hình thành, 30 ý tưởng đã và đang được triển khai. Những ý tưởng này sẽ tiếp tục được xem xét lựa chọn để tham dự vào các khoá huấn luyện và chương trình ươm tạo.
Hình 1. Bảo hộ giống cây trồng
Hình 2. Quy trình trồng và nhân giống các loại cây dược liệu (15)
Hình 3. Quy trình trồng, chăm sóc cây ăn quả ôn đới
Hình 4. Quy trình chăn nuôi các giống vật nuôi bản địa
Hình 5. Phân bón hữu cơ sinh học
Hình 6. Nuôi trai nước ngọt lấy ngọc
Hình 7. Viên nang đông trùng hạ thảo
Hình 8. Sản phẩm Anti – Hppro (được cấp bằng độc quyền sáng chế)
Hình 9. Một số sản phẩm nấm dược liệu
Đàm Xuân Vận
Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Hỗ trợ Khởi nghiệp
Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên