Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu khoa học cán bộ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ PHÚC TRÌU, THUỘC KHU VỰC HỒ NÚI CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN

07/03/2023 09:50 - Xem: 214
Đề tài được thực hiện trên cơ sở điều tra thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đất đai, sử dụng phiếu điều tra, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường của việc sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên địa bàn xã có 07 loại hình sử dụng đất (LUT), tương ứng với 09 kiểu sử dụng đất. LUT 2 lúa – màu và LUT chuyên rau có hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiệu quả xã hội, thu hút lao động ở tất cả các loại hình sử dụng đất vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất là tương đối tốt, tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý việc sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng và đúng kỹ thuật.

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững.

Xã Phúc Trìu là xã miền núi thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động chính của xã, tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn còn ở trình độ thấp, dù gần đây nền nông nghiệp đã có nhiều bước phát triển nhưng nhìn chung vẫn còn lạc hậu, đầu tư nhỏ lẻ, năng suất chưa cao, vì vậy để định hướng cho xã có hướng đi đúng cho phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọn được phương thức sản xuất nông nghiệp phù hợp trong điều kiện cụ thể của xã, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp bền vững là việc làm hết sức quan trọng, cần thiết.

Đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp cho công tác đánh giá đất, quy hoạch sử dụng đất của xã đạt hiệu quả bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

-Phương pháp thu thập số liệu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khí hậu, thổ nhưỡng, tình hình sử dụng đất… Các loại bản đồ, các dữ liệu về đất đai của xã. Điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn các hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.

-Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Số liệu được kiểm tra, xử lý, tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft Office Excel.

-Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất:

*Hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+...+pn.qn

Trong đó:

+ p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm

+ q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm

+ T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm

- Thu nhập thuần túy (N): N = T – Csx

Trong đó:

+ N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm

+ Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động

- Hiệu quả sử dụng vốn (H) H = T/Csx

- Giá trị ngày công lao động/ha/năm = N/số ngày công lao động/ha/năm

*Hiệu quả xã hội

- Đảm bảo an ninh lương thực

- Đáp ứng nhu cầu nông hộ

- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp

- Yêu cầu về vốn đầu tư

- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường

- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động

*Hiệu quả môi trường

- Tỷ lệ chê phủ.

- Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.

- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật [4].

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phúc Trìu

Phúc Trìu là xã nằm ở phía Nam trung tâm thành phố, tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 1892ha. Rừng và đồi núi chiếm khoảng 90% tổng quỹ đất tự nhiên của xã. Cơ cấu đất nông nghiệp hiện nay của xã thì đất sản xuất nông nghiệp là 193,76 ha chiếm tỷ lệ tương đối ít chỉ 8,97%, trong đó đất trồng cây hàng năm là 153,62 ha, đất trồng cây lâu năm là 40,14 ha. Đất lâm nghiệp 82,73%, còn đất nuôi trồng thuỷ sản chỉ chiếm 1,24%.

Xã Phúc Trìu có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Về khí hậu, xã Phúc Trìu có những nét đặc trưng của khí hậu miền núi Bắc bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa do vậy khí hậu được chia ra làm hai mùa rõ rệt. Lượng mưa bình quân năm: 1700mm, nhiệt độ trung bình năm là 21,2°C rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

Toàn xã có 15 thôn bản, chủ yếu tập trung dọc theo hai bên tuyến đường 259, thôn Nam Đội Thân nằm dọc theo quốc lộ 3. Theo số liệu thống kê thì tính đến 31/12/2022 toàn xã có 846 hộ, với 3450 người với tỉ lệ nam là 1800 người, tỉ lệ nữ là 1650 người. Nền kinh tế xã Phúc Trìu mang tính chất là xã thuần nông, sản phẩm của xã chủ yếu về nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao, các ngành khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như không có [7] [9].

2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai xã Phúc Trìu

Trong cơ cấu đất nông nghiệp hiện nay của xã thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối ít là 8,97%, đất lâm nghiệp 82,73%, còn đất nuôi trồng thuỷ sản chỉ chiếm 1,24%.

Trong đất sản xuất nông nghiệp có:

- Đất trồng cây hàng năm là 153,62 ha chiếm 7,11% tổng diện tích đất tự nhiên:

+ Đất trồng lúa là 125,15 ha chiếm 5,79% chủ yếu trồng 2 vụ với các loại giống như: Khang dân, bao thai, các giống lúa lai...

+ Đất trồng cây hàng năm khác là 28,46 ha chiếm 1,32% người dân sử dụng để trồng rau chuyên canh, trồng các loại đậu đỗ và 1 số loại cây củ…

-Đất trồng cây lâu năm là 40,14 ha chiếm 1,86% . 

-Đất lâm nghiệp có tới 1786,92 ha chiếm tới 82,73% tổng diện tích đất tự nhiên

-Đất nuôi trồng thuỷ sản có 26,87 ha chiếm 1,24% tổng diện tích đất tự nhiên [8].

3. Các loại hình sử dụng đất xã Phúc Trìu

Phúc Trìu là xã có truyền thống sản xuất nông nghiệp cho nên tại đây các loại hình sử dụng đất cũng mang những đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp  chuyên  canh.

Qua quá trình điều tra nông hộ và điều tra hiện trạng sử dụng đất, có thể xác định được trên địa bàn xã Phúc Trìu có các loại hình sử dụng đất chính sau:

Bảng 1: Các loại hình sử dụng đất xã Phúc Trìu

Các loại hình sử dụng đất (LUT)

Các kiểu sử dụng đất

LUT 1 (2 lúa – 1 màu)

1.Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông

2.Lúa xuân – lúa mùa – rau đông

LUT 2 (2 lúa)

3.Lúa xuân – lúa mùa

LUT 3 (Lúa – màu)

4.Lúa mùa – ngô xuân

LUT 4 (1 lúa)

5.Lúa mùa

LUT 5 (Chuyên rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày)

6.Rau

7.Sắn

LUT 6 (cây công nghiệp dài ngày)

8.Chè

LUT 7 (cây ăn quả)

9.Quýt

4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Phúc Trìu

4.1. Hiệu quả kinh tế

* Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm

Bảng 2: Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính của xã Phúc Trìu (tính trên 1 ha)

Cây trồng

Năng suất (tạ/ha)

Giá trị sản xuất (1000đ)

Chi phí sản xuất (1000đ)

Thu nhập thuần (1000đ)

Hiệu quả sử dụng vốn (lần)

Giá trị ngày công lao động (1000đ)

Lúa xuân

51,99

36.392

12.600

23.791

1,89

134,5

Lúa mùa

54,63

38.241

11.988

26.253

2,19

146,0

Ngô xuân

39,70

23.822

9.629

14.192

1,47

112,3

Ngô đông

40,69

24.416

9.019

15.398

1,7

119,8

Rau đông

58,44

58.444

15.300

43.144

2,82

141,2

Rau

197,22

197.222

67.057

130.165

1,94

117,7

Sắn

402,78

40.278

11.785

28.493

2,42

141

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy:

-Cây lúa: mang lại giá trị kinh tế cao và ổn định,  giá  trị  ngày  công ở  mức  khá.

-Cây rau: cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị ngày công lao động cũng khá cao, đây là cây trồng chủ yếu ở địa bàn xã, phục vụ nhu cầu thực phẩm cho cả thành phố.

-Cây ngô: đem lại thu nhập khá nhưng năng suất khá thấp do trồng ở các chân đồi qua vài vụ là đất bị bạc màu, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Chỉ có ngô ở các ruộng cạn, bõi soi là năng suất ổn định.

-Cây sắn: có năng suất lớn, công chăm sóc ít, người dân không phải tốn chi phí mua giống vì có thể lấy những hom sắn ở các vụ trước để tiếp tục trồng, cây sắn cũng không phải đầu tư nhiều phân bón mà cho năng suất cao. Tuy nhiên giá cả phụ thuộc nhiều vào giá thị trường nên giá trị kinh tế khá bấp bênh. Thường rơi vào tình trạng được mùa mất giá nên người dân chủ yếu trồng sắn phục vụ cho việc chăn nuôi trâu bò, lợn gà.

* Hiệu quả kinh tế của cây trồng lâu năm

Bảng 3: Hiệu quả kinh tế một số cây trồng lâu năm chính của xã Phúc Trìu (tính trên 1 ha)

Cây trồng

Năng suất (tạ/ha)

Giá trị sản xuất (1000đ)

Chi phí sản xuất (1000đ)

Thu nhập thuần (1000đ)

Hiệu quả sử dụng vốn (lần)

Giá trị ngày công lao động (1000đ)

Chè

70,00

84.000

19.379

64.621

3,33

161,3

Quýt

127,50

153.000

19.396

133.604

6,89

381,6

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy:

-Cây ăn quả: đem lại hiệu quả rất cao, tại địa bàn xã trồng một số loại cây ăn quả như cam, hồng, vải… Tuy nhiên những loại cây này chỉ được trồng nhỏ lẻ trong một số hộ để phục vụ cho nhu cầu của gia đình chứ không mang ra thị trường buôn bán. Chỉ có cây quýt là được trồng nhiều và mang lại năng suất cao. Hai đến ba năm đầu là thời kì kiến thiết cơ bản, cây quýt cần bón đủ lượng phân đạm, lân và kali để giúp cây phát triển cành nhánh. Sau đó cây mới bắt đầu cho thu hoạch, tuy vậy 2 năm sau cũng cho sản lượng thấp. Ở phiếu điều tra này chỉ tính hiệu quả của cây quýt ở thời kì quýt đã cho năng suất. Tuy mới được trồng vào những năm gần đây nhưng cây quýt đã cho thu hoạch ở mức cao, năng suất đã ở mức cao 127,5tạ/ha. Giá thành của loại quả này cũng ở mức khá từ 8.000- 18.000/kg tùy loại.

-Cây chè: cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế cao tạo việc làm cũng như thu nhập cho người lao động. Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây chè khoảng từ 4 - 5 năm, trong 2 năm đầu cây không cho thu hoạch, năm thứ 3, 4 có sản phẩm thu hoạch nhưng sản lượng rất thấp. Tuy nhiên khi điều tra nông hộ,  hiệu  quả  kinh  tế  chỉ  tính  cho  cây  chè ở  thời  kỳ  kinh doanh, chi phí cho cây chè không bao gồm các khoản chi phí ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và khấu hao tài sản. Giá thành chè tươi khoảng 12.000/kg, chè khô dao động từ 80.000 – 200.000 tùy loại, tuy nhiên do cạnh tranh của thị trường chè nên người dân đang giảm dần diện tích trồng chè mà thay vào đó là trồng cây rừn* Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

- LUT 1: 2L - M (lúa xuân - lúa mùa - ngô đông, lúa xuân - lúa mùa – rau đông): LUT này có hiệu quả kinh tế cao nhưng chỉ áp dụng chủ yếu ở địa hình vàn, vàn thấp. Công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao nhất là lúa xuân - lúa mùa - rau đông. Với giá trị sản xuất đạt 133,077 triệu đồng/ha, mức thu nhập thuần là 93,188 triệu đồng, giá trị ngày công lao động là 140,6 nghìn đồng/công. Công thức luân canh lúa xuân – lúa mùa – ngô đông có hiệu quả thấp hơn trong LUT này, với giá trị sản xuất đạt 99,050 triệu/ha/năm, thu nhập thuần là 65,355 triệu/ha/năm thấp hơn so với công thức lúa xuân – lúa mùa – rau đông.

- LUT 2: LX – LM (lúa xuân – lúa mùa): Lúa là loại cây trồng quen thuộc, là loại lương thực chính và được ưu  tiên  hàng đầu trong  canh  tác  tại  xã.  LUT  2L  phổ  biến  trên toàn  xã, được trồng với diện tích cao nhất, được người nông dân chấp nhận vì ít bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết, đồng thời đảm bảo nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi. LUT chuyên lúa mang lại hiệu quả kinh tương đối cao. Với các chỉ tiêu giá trị sản xuất, thu nhập thuần, giá trị ngày công lao động hiệu quả sử dụng vốn đều ở mức trung bình, trong khi đó chi phí sản xuất lại rất thấp, tạo điều kiện cho hộ dân có điều kiện khó khăn cũng có thể chỉ trả được mà rủi ro không quá cao.

Thu nhập thuần trên 1 ha đạt 50.044 triệu đồng, giá trị ngày công lao động là 140,3 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn là 2,04 lần.

- LUT 3: 1L – 1M (lúa mùa – ngô xuân): đây là LUT đem lại hiệu quả kinh tế trung bình, kiểu sử dụng đất có mức giá trị sản xuất trung bình, tuy nhiên chi phí sản xuất lại ở mức rất thấp, nên người dân có thể chấp nhận được. Kiểu sử dụng đất có tổng chi phí đạt 21,635 triệu /ha. Mức thu nhập thuần là 40.428 triệu đồng/ha giá trị ngày công lao động là 129,1 nghìn đồng/ công, thấp nhất trong các kiểu sử dụng đất.

- LUT 4: 1L (lúa mùa): đây là kiểu sử dụng đất ít được sử dụng, nó chỉ được thực hiện khi không có nguồn nước chủ động, chủ yếu dựa vào lượng mưa tự nhiên. LUT có giá trị sản xuất, chi phí sản xuất và thu nhập thuần ở mức rất thấp. Thu nhập thuần của kiểu sử dụng đất này chỉ đạt 26,253 triệu, thấp nhất trong các LUT.g sản xuất như keo, mỡ…

Bảng 4. Hiệu quả kinh tế các loại hình, các kiểu sử dụng đất xã Phúc Trìu

Kiểu sử dụng đất

GTSX (1000đ)

CPLĐ (1000đ)

TNT (1000đ)

HQSDV (lần)

GTNCLĐ (1000đ)

LX – LM – Ngô đông

1000đ

99.050

33.697

65.355

1,92

133,2

Cấp

C

TB

RC

T

T

LX – LM – Rau đông

1000đ

133.077

39.888

93.188

2,3

140,6

Cấp

RC

T

RC

TB

TB

LX - LM

1000đ

74.633

24.588

50.044

2,04

140,3

Cấp

TB

RT

TB

T

TB

LM – Ngô xuân

1000đ

62.063

21.635

40.428

1,83

129,1

Cấp

TB

RT

T

T

T

LM

1000đ

32.241

11.988

26.253

2,19

146,0

Cấp

RT

RT

RT

T

TB

Rau

1000đ

197.222

67.057

130.165

1,94

117,7

Cấp

RC

C

RC

T

T

Sắn

1000đ

40.278

11.785

28.493

2,42

141

Cấp

T

RT

RT

TB

TB

Chè

1000đ

84.000

19.379

64.621

3,33

161,3

Cấp

C

RT

C

RC

C

Quýt

1000đ

153.000

19.396

133.604

6,89

381,6

Cấp

RC

RT

RC

RC

RC

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

 

- LUT 5: Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (chuyên rau, chuyên sắn): với kiểu sử dụng đất chuyên rau thu nhập rất cao, người dân có thể sản xuất quanh năm, và thu được sản phẩm trong thời gian ngắn nên có được thu nhập thường xuyên. Giá trị sản xuất của LUT này là 197,222 triệu/ha, thu nhập thuần là 130,165 triệu, giá trị ngày công lao động là 117,7 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất chuyên sắn thì không cho lợi nhuận cao như vậy. Mặc dù chi phí thấp nhưng không cho lợi nhuận cao được vì giá cả thị trường của sắn rất thấp. Giá trị sản xuất của sắn là 40,278 triệu/ha, chi phí sản xuất là 11,785 triệu, thu nhập thuần là 28,493 triệu, giá trị ngày công lao động là 141 nghìn đồng.

- LUT 6: Cây công nghiệp lâu năm (chè): Kiểu sử dụng đất này dành cho khu vực đồi núi, có hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất cho thời kì kinh doanh thấp, gồm công lao động, công đốn cành, phân bón, thuốc BVTV...  mà giá trị sản xuất và thu nhập thuần cao, giá trị sản xuất của cây chè đạt 84,000 triệu/ha, chi phí sản xuất 19,379 triệu, thu nhập thuần 64,621, giá trị ngày công lao động 161,3 nghìn, như vậy hiệu quả kinh tế do cây chè mang lại là cao so với các cây trồng khác.

- LUT 7: Cây ăn quả (quýt) : Cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, là một tiềm năng phát triển cho sau này, không tính các chi phí ban đầu mà chỉ tính chi phí khi cây đã vào thời kì kinh doanh, gồm có phân bón, thuốc BVTV tthì chi phí ở mức rất thấp, chỉ 19,396 triệu, giá trị sản xuất 153,000 triệu /ha, đạt mức rất cao, thu nhập thuần là 133,604 triệu/ha/năm, giá trị ngày công lao động lên tới 381,6 nghìn đồng. Tuy nhiên cây quýt rất khó chăm sóc, cần phải chăm sóc kĩ lưỡng và phải có một diện tích đất lớn thì sản xuất mới hiệu quả

4.2. Hiệu quả xã hội

Bảng 5: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất xã Phúc Trìu

STT

LUT

Chỉ tiêu đánh giá

Đảm bảo lương thực

Thu hút lao động

Yêu cầu vốn đầu tư

Giảm tỉ lệ đói nghèo

Đáp ứng nhu cầu nông hộ

Sản phẩm hàng hóa

1

2L – 1M

***

***

**

***

***

***

2

2L

**

***

**

**

**

**

3

1L – 1M

**

*

**

**

**

**

4

1L

*

*

*

*

*

*

5

CM

*

**

***

***

***

***

6

Chè

 

**

***

**

**

***

7

Quýt

 

*

***

***

***

***

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Cao: ***           Trung bình: ***            Thấp: *

 

Đối với các LUT trồng cây hàng năm:

Các hoạt động trồng trọt trên đất hàng năm đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên, việc đầu tư công lao động trong các LUT này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi. Lúa, ngô sản xuất ra  không những để đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân mà còn là thực phẩm cho chăn nuôi gà, lợn. Vì tính chất công việc không thường xuyên và có nhiều thời gian nhàn rỗi nên hầu như tất cả các nông hộ đều chăn nuôi, tạo thêm thu nhập cũng như phân hữu cơ cho cây trồng.

-LUT 2 lúa – màu và chuyên màu: có khả năng giải quyết công ăn việc làm cao hơn nhiều so với LUT 2 lúa, 1 lúa - 1 màu và LUT 1 lúa. Trong các kiểu sử dụng đất thì công thức luân canh lúa xuân – lúa mùa – rau đông và chuyên rau  là cần nhiều lao động nhất do rau là cây trồng đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chuyên rau sẽ cần lao động xuyên suốt trong cả năm, bởi mùa vụ nào cũng đều có cây rau thích hợp để trồng, trồng xen các loại rau. Do vậy công thức luân canh này cũng cho thu nhập thuần và hiệu quả sử dụng đồng vốn khá cao, quay vòng vốn nhanh. Có khả năng giảm tỷ  lệ đói nghèo, với đa số hộ gia đình đây còn là kiểu hình luân canh khá mới mẻ, người dân cần áp dụng LUT này rộng rãi hơn nữa vào sản xuất của địa phương. Loại hình này có hiệu quả xã hội cao.

-LUT 2 lúa (lúa xuân – lúa mùa): chỉ đảm bảo lương thực ở mức trung bình nhưng thu hút lao động cao, đáp ứng nhu cầu của nông hộ vì đây là loại hình sử dụng chính và phổ biến trên toàn xã phù hợp với tập quán sản xuất của người dân. Với LUT này phù hợp cho các hộ gia đình không có nhiều thời gian nhàn rỗi và có nguồn thu nhập khác như chăn nuôi hay lao động phi nông nghiệp.

-LUT 1 lúa – 1 màu (ngô xuân – lúa mùa): cần lao động ít hơn, do chỉ canh tác 2 vụ dẫn đến lao động không có việc làm ở nhiều tháng, cho thu nhập không cao.

-LUT 1 lúa: cần ít lao động nhất (180 công/ha/năm) do chỉ canh tác được  một vụ  lúa dẫn đến lao động  không có việc làm ở những tháng còn lại, cho thu nhập thấp (thu nhập thuần chỉ đạt 26 triệu đồng/ha/năm), Loại hình này có hiệu quả xã hội thấp.

-LUT trồng sắn: Sắn là loại  cây  có  thời gian sinh trưởng lâu 10 - 12 tháng nên không  thể luân canh với cây trồng khác. Loại hình có yêu cầu công 245 công/ha/năm. Chủ yếu tập trung vào gieo trồng và thu hoạch. Đây là loại hình không cần nhiều chi phí sản xuất cũng như phân bón, do đất đai tại xã phù hợp với cây sắn, nên cho năng suất cao. Có giá trị ngày công lao động là 164,3 nghìn/công. Là loại cây mang tính hàng hóa nhưng thu nhập rất  bấp  bênh  do  phụ  thuộc  nhiều  vào  thị  trường. Thậm chí không có thị trường thu mua sắn, giá  cả  không ổn định,  vào dịp đầu mùa thì được giá khoảng1400- 1700đ/kg nhưng đến giữa và cuối vụ thì giảm mạnh còn 500-700đ/kg. Nên loại hình này có hiệu quả xã hội thấp. Đa phần người dân chỉ trồng sắn phục vụ cho chăn nuôi trong gia đình.

* Đối với các LUT trồng cây lâu năm:

Là các LUT có hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi đầu tư lớn, đặc biệt trong thời kỳ  kiến  thiết  cơ  bản  cần  một  khoản  chi  phí  lớn  nhưng  không  cho  sản  phẩm  thu hoạch. Đây là một trở ngại đối với các hộ nghèo, không có khả năng đầu tư. 

-Cây chè: cho thu nhập cao và không tốn nhiều chi phí trong thời kì thu hoạch. Tuy nhiên do người dân chưa biết cách chế biến chè ngon, lại có thị trường chè Thái Nguyên nổi tiếng ngay gần nên sức cạnh tranh cao, thêm nữa loại hình này cần 400 công/ha/năm, cao nhất trong các loại hình sử dụng đất nên người dân không phát triển cây chè, toàn xã chỉ có khoảng 5,5 ha cho trồng chè. 

-Cây quýt: mới được người dân trồng trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên đã cho thấy hiệu quả rất cao của nó. Cây trồng cần 350 công/ha/năm, và có giá trị sử dụng vốn rất cao, lên tới 382 nghìn/ha/năm. Vì đây là cây trồng mới nên chưa có nhiều người thực hiện, do cần có diện tích đất lớn, số vốn ban đầu cho kiến thiết cơ bản rất cao, lại không cho thu hoạch trong nhiều năm đầu, nên khó khăn cho các hộ gia đình ở nông thôn.

4.3. Hiệu quả môi trường

Bảng 6: Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất xã Phúc Trìu

STT

LUT

Chỉ tiêu đánh giá

Hệ số sử dụng đất

Tỉ lệ che phủ

Khả năng bảo vệ, cải tạo đất

Ý thức của người dân trong sử dụng thuốc BVTV

1

2L – 1M

***

***

***

**

2

2L

**

**

**

**

3

1L – 1M

**

**

**

**

4

1L

*

*

*

**

5

CM

***

***

***

**

6

Chè

***

***

***

*

7

Quýt

**

***

**

*

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Cao: ***          Trung bình: **              Thấp: *

 

-LUT 2 lúa - 1 màu và chuyên màu: đây là LUT có tác dụng cải tạo đất, có tác dụng cải tạo môi trường đất, tránh được sâu bệnh do sử dụng đất liên tục trong năm, cây trồng được bố trí phù hợp với từng loại đất, từng mùa vụ, tăng hệ thống sự dụng đất. Ngoài ra loại hình sử dụng đất này còn cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy  nhiên cần  hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu,  phân bón hóa  học, đặc biệt là cần phải sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn góp phần làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

-LUT 2 lúa và 1 lúa – 1 màu: có tỉ lệ che phủ và hệ số sử dụng đất khá cao, tuy nhiên với loại hình 2 lúa thường có nhiều sâu bệnh hại, nên phun thuốc nhiều do đó đất dễ bị chua, bạc màu.

-LUT 1 lúa: có tỉ lệ che phủ và hệ số sử dụng đất thấp, nên đất không có độ màu mỡ cao.

-LUT trồng sắn: có tán rộng, tỷ lệ che phủ đất cao hạn chế xói mòn bảo vệ đất, giảm lực nước mưa rơi xuống đất. Tuy nhiên kiểu sử dụng đất này có khả năng cải tạo đất không cao.

-LUT trồng chè: cũng là cây trồng chống xói mòn cho đất. Chè chủ yếu được trồng trên địa hình dốc không thể canh tác cây trồng hàng năm, người dân trồng chè theo đường đồng mức nên giảm được tác hại của dòng chảy trong mùa mưa. Tuy nhiên, một thực trạng là người dân sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn,  mỗi  lứa  từ  2  -  3  lần,  nhiều  nơi  chè được  trồng  ngay  sát  nhà ở,  gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. 

-LUT trồng Quýt: có tán rộng, tỷ lệ che phủ đất cao hạn chế xói  mòn  bảo  vệ đất,  giảm  lực  nước  mưa  rơi  xuống đất. Tuy nhiên cây quýt cần phun thuốc bảo về thực vật rất nhiều, trung bình mỗi tháng 1 lần nên ảnh hưởng lến đến môi trường, ngoài ra lượng phân bón cho quýt cũng ở mức cao ảnh hưởng xấu tới đất đai.

KẾT LUẬN

-Hiệu quả kinh tế

+ Đối với đất trồng cây hàng năm: Có  05  LUT : 2L  -  M,  2L,  1L  -  1M, 1L, chuyên màu và cây công  nghiệp ngắn ngày. Trong đó, LUT 2L – M và chuyên rau cho hiệu quả kinh tế cao nhất, LUT 2L, 1L – 1M cho hiệu quả kinh tế trung bình, cây sắn cho hiệu quả kinh tế thấp, LUT 1L cho hiệu quả kinh tế thấp nhất.

+ Đối với đất trồng cây lâu năm: Có  2  loại  hình  sử  dụng đất  chính  là:  Cây ăn  quả  (quýt),  cây công nghiệp lâu năm (chè). Trong 2 LUT này, LUT cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây chủ lực trên đất trồng cây lâu năm. LUT trồng chè cũng được chú trọng đầu tư, phát triển nhằm mục đích kinh tế, tuy nhiên cần phải đầu tư ban đầu khá cao.

-Hiệu quả xã hội: của sử dụng đất nông nghiệp thuộc mức trung bình. Ở một số loại hình sử dụng đất, người dân có việc làm đều, thu nhập thường xuyên như loại hình 2 lúa – 1 màu hay chuyên màu, tuy nhiên ở một số LUT như chuyên sắn hay cây ăn quả người dân có việc làm không đều và chỉ có thu nhập một lần vào mùa thu hoạch.

-Hiệu quả môi trường: các LUT đều mang lại hiệu quả môi trường tương đối tốt, có tác dụng che phủ đất, chống xói mòn, với những LUT sử dụng đất quanh năm thì tỉ lệ che phủ, khả năng chống xói mòn sẽ cao hơn những LUT chỉ sử dụng đất 1 vụ. Đa phần ý thức của người trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng thuốc BVTV được nâng cao nên tình trạng đất chua, đất thoái hóa diễn ra chậm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.                Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, Nxb Nông nghiệp.

2.                Lương Văn Hinh (2003), Giáo trình cây công nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3.                Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái (1994), Các loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất của hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí Khoa học Đất, số 4, 32-41.

4.                Nguyễn Ngọc Nông và cs (2009), Bài giảng đánh giá đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

5.                Nguyễn Tử Siêm (2000), Bàn về tính bền vững trong sử dụng đất đồi núi và phương thức nông lâm kết hợp trên đất dốc, Tạp chí Khoa học Đất, số 13.

6.                Phạm Văn Vân, Nguyễn Thanh Trà (2010), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Tạp chí KH&PT.

7.                UBND xã Phúc Trìu (2022), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2022 xã Phúc Trìu.

8.                UBND xã Phúc Trìu (2022), Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất năm 2022

9.                UBND xã Phúc Trìu (2022), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2022; Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng năm 2023.

10.              FAO (1990), Guidelines, Land Evaluation for Agricultural Development. Soil bulletin 64, FAO, Rome.

TS. Nguyễn Quang Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN