Banner
Trang chủ TIN TỨC & SỰ KIỆN Tin trong ngày

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ BẤT ĐỘNG SẢN - NGÀNH HỌC CỦA TƯƠNG LAI

02/04/2024 23:42 - Xem: 2259

1.  Nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực của ngành

      Việt Nam là quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh trong khu vực Đông Nam Á, mỗi năm có thêm khoảng 1,3 triệu dân số đô thị, dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số cả nước. Sự gia tăng về dân số đô thị kéo tất cả các nguồn lực khác theo đô thị hóa. Hiện nay, Việt Nam có gần 800 đô thị các loại, trong đó có hơn 100 đô thị lớn từ loại 4 đến đô thị đặc biệt. Riêng ở hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dân số chiếm tới trên 30% dân số đô thị cả nước.

        Hiện nay, nguồn nhân lực cho công tác quản lý, quy hoạch đô thị, quản lý bất động sản đều được đào tạo theo hướng đơn ngành, cục bộ theo từng lĩnh vực khác nhau. Từ đó, dẫn đến tình trạng khó kết hợp trong định hướng phát triển, tổ chức không gian hoạt động, xây dựng và quản lý. Do vậy, đào tạo nhân lực chất lượng được xem là vấn đề cấp thiết cho quá trình phát triển đô thị. Đặc biệt là nguồn nhân lực mới cần phải được đào tạo theo hướng liên kết đa ngành để phát triển đô thị và vùng đô thị.Trước nhu cầu đó, việc đào tạo cán bộ liên ngành về quản lý đô thị là vấn đề cấp thiết và phù hợp với thực tế khi khoa học riêng lẻ không thể giải quyết hết được các vấn đề mà cần phải có sự liên kết lại thành khoa học liên ngành. Trước nhu cầu đó, việc đào tạo cán bộ liên ngành về quản lý phát triển đô thị và bất động sản là vấn đề cấp thiết và phù hợp với thực tế

2. Chương trình đào tạo

         Chương trình đào tạo ngành Quản lý phát triển đô thị và Bất động sản năm 2024, gồm 120 tín chỉ (trong đó có 45 tín chỉ giáo dục đại cương, khối kiến thức bổ trợ liên ngành 6 tín chỉ, 67 tín chỉ giáo dụng chuyên nghiệp, 2 tín chỉ thực tập nghề nghiệp, 6 tín chỉ rèn nghề và 10 tín chỉ thực tập tốt nghiệp).

3. Kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu về quản lý đô thị và Bất động sản. Ứng dụng công nghệ số, hệ thống thông tin địa lý (GIS), viễn thám nhằm phục vụ quản lý phát triển Đô thị và bất động sản; Vận dụng kiến thức về chính sách pháp luật nhằm thực hiện thành thạo các quy trình Quản lý phát triển Đô thị và Bất động sản sản; Có tư duy sáng tạo, khởi nghiệp, xây dựng và triển khai dự án nghiên cứu khoa học, dự án quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị và bất động sản; Thành thạo kỹ năng phân tích, định giá và kinh doanh, môi giới bất động sản.

4. Cơ hội việc làm

 Khối cơ quan nhà nước: Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn Quốc gia; Viện quy hoạch xây dựng; Ủy ban nhân dân các cấp; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng, Phòng Quản lý đô thị cấp Quận, huyện, thành phố; hệ thống ngân hàng nhà nước (bộ phận định giá tài sản); Ban quản lý các dự án xây dựng phát triển đô thị,…

Khối Doanh nghiệp: Các tập đoàn Tư vấn đầu tư kinh doanh Bất động sản trong nước và Quốc tế, Nhân viên tại các Ngân hàng về định giá Bất động sản, Các tổ chức tài chính bất động sản, quỹ đầu tư, các sàn giao dịch BĐS, các trung tâm, công ty định giá BĐS…

     Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý phát triển đô thị và Bất động sản có thể tham gia làm việc trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch…

 

LIÊN HỆ:  TS. Vũ Thị Thanh Thủy: 0915590066; Trưởng khoa

                   Ths. Trương Thành Nam: 0986767535; Phó trưởng khoa

                   TS. Nguyễn Ngọc Anh: 0983454954; Trưởng bộ môn

                                                                                                     TS. Vũ Thị Thanh Thủy

BÀI VIẾT LIÊN QUAN