Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN BỐ CÂY TAM THẤT BẮC TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN BỐ CÂY TAM THẤT BẮC TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI

Với những đặc trưng về địa hình, địa chất và khí hậu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có thảm thực vật tự nhiên phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài dược liệu quý, đặc biệt là cây Tam thất Bắc. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực địa để xác định đặc điểm sinh trưởng cây dược liệu Tam thất bắc và đánh giá sự phân bố của Tam thất bắc cho vùng núi phía Bắc Việt Nam dựa vào ảnh vệ tinh Sentinel-1 và Sentinel-2. Kết quả cho thấy, Tam thất Bắc ở Việt Nam nhỏ hơn Tam thất từ Trung Quốc và một năm chỉ ra một chồi và xuất hiện ở các khu vực có độ cao trên 800m, phần lớn tập trung dưới tán rừng.

Xem thêm
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI MỘT SỐ MÔ HÌNH DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI THÁI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI MỘT SỐ MÔ HÌNH DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI THÁI NGUYÊN

Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, quảng cáo hình ảnh, bán hàng tại một số trang trại, hợp tác xã nông nghiệp kết hợp du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu được tiến hành tại 8 hợp tác xã, homestay, farmstay tại 4 khu vực của tỉnh Thái nguyên. Tại các điểm nghiên cứu, phỏng vấn 8 chủ cơ sở, 50 người lao động và thu thập ý kiến phản hồi từ 240 khách du lịch nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ thông tin đã được các trang trại và hợp tác xã ứng dụng tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Chỉ có 3/8 điểm nghiên cứu là có website riêng trong đó có 1 hợp tác xã có thông tin đầy đủ và cập nhật, 8 điểm nghiên cứu có đưa các thông tin lên fapage, facebook nhưng chỉ có Hoàng Nông farm đưa thông tin đầy đủ. Các trang trại, hợp tác xã đa số đều chưa có quản trị viên hay nhân viên phụ trách mảng công nghệ thông tin truyền thông, chỉ có 37,5% các được đào tạo livetream, làm các video. Đối với người lao động thì tỷ lệ được đào tạo tập huấn cũng rất thấp. Phản hồi cho thấy chỉ có 7,08 % khách du lịch được biết thông tin của hợp tác xã và trang trại trên cổng thông tin du lịch của Thái Nguyên. Tỷ lệ biết được thông tin điểm đến qua facebook, website cá nhân chiếm từ 32,50- 34,58%%. Khách du lịch đề nghị nên lập trang du lịch nông nghiệp riêng, kết nối các điểm lại với nhau tạo những tour du lịch nông nghiệp riêng. Thông tin cần cập nhật, bổ sung thông tin liên quan đến quá trình trồng trọt, chăm sóc, giá các sản phẩm nông nghiệp cũng như những dịch vụ liên quan, bản đồ các điểm du lịch Nông nghiệp tại Thái Nguyên.

Xem thêm
KHAI THÁC, THƯƠNG MẠI HÓA CÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ, CÔNG NGHỆ, MÔ HÌNH KINH DOANH CÓ TIỀM NĂNG TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU

KHAI THÁC, THƯƠNG MẠI HÓA CÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ, CÔNG NGHỆ, MÔ HÌNH KINH DOANH CÓ TIỀM NĂNG TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU

Trường Đại học Nông lâm đã có 29 sản phẩm được cấp quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ là các giống cây trồng vật nuôi, quy trình sản xuất…. Nhiều sản phẩm của nhà trường đã được thương mại hóa có thương hiệu và uy tín trên thị trường.

Xem thêm
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ 3 NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ 3 NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong các giao dịch dân sự vô hiệu là vấn đề luôn được các nhà làm luật quan tâm. Quyền của người thứ ba ngay tình được quy định xuyên suốt từ Bộ Luật Dân sự 1995, 2005 và Bộ Luật Dân sự 2015. So với các Bộ luật Dân sự trước đây, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định chặt chẽ hơn, chi tiết hơn và theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.

Xem thêm
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG  CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ PHÚC TRÌU,  THUỘC KHU VỰC HỒ NÚI CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ PHÚC TRÌU, THUỘC KHU VỰC HỒ NÚI CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN

Đề tài được thực hiện trên cơ sở điều tra thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đất đai, sử dụng phiếu điều tra, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường của việc sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên địa bàn xã có 07 loại hình sử dụng đất (LUT), tương ứng với 09 kiểu sử dụng đất. LUT 2 lúa – màu và LUT chuyên rau có hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiệu quả xã hội, thu hút lao động ở tất cả các loại hình sử dụng đất vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất là tương đối tốt, tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý việc sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng và đúng kỹ thuật.

Xem thêm
CÔNG NGHỆ LiDAR TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ

CÔNG NGHỆ LiDAR TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, công nghệ Lidar bắt đầu được sử dụng để phục vụ công tác nghiên cứu và khảo sát đặc điểm địa hình bề mặt trái đất. Tại Việt Nam, công nghệ này lần đầu tiên được Trung tâm Viễn thám (nay là Cục Viễn thám Quốc gia) tiến hành bay quét Lidar khu vực Cần thơ để lập mô hình số độ cao DEM độ chính xác 0.2 m, độ chính xác DSM khoảng 0.3 m với diện tích khoảng 1845 km2. Tiếp đó, với sự tham gia của Trung tâm Viễn thám và Công ty Đo đạc ảnh Địa hình thực hiện ở nhiều khu vực khác đã mở ra thời kỳ áp dụng công nghệ Lidar tại Việt Nam.

Xem thêm
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

Sản xuất nông nghiệp của huyện Ninh Sơn tỉnh Nình Thuận trong mấy năm qua tuy đã có những tiến bộ nhưng chưa thật sự đem lại hiệu quả bền vững. Vì vậy, năm 2021 , một đề tài nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả bền vững. Từ kết quả các chỉ tiêu đánh giá cho thấy điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương phù hợp với các loại cây trồng ở mức độ trung bình, chưa khắc phục được các yếu tố về khí hậu như thời tiết khô nóng, hạn hán nên chưa đem lại hiệu quả sử dụng đất cao, dẫn đến không đều( có nhóm cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao nhưng các LUT cây hàng năm vẫn cho hiệu quả kinh tế thấp). Các loại hình trồng cây ăn quả lâu năm cho thu nhập cao, nhưng đa số các loại cây hàng năm đều cho hiệu quả chưa cao. Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện hầu hết chưa có khả năng sử dụng bền vững trong tương lai. Diện tích đất trồng lúa 3 vụ đã tương đối cao nhưng năng suất còn tương đối thấp, việc phát triển cây màu trên chân đất 2 lúa chưa đem lại hiệu quả. hệ thống thủy lợi nội đồng xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu tiêu úng cho sản xuất.

Xem thêm
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái và tình hình phát triển du lịch của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Thông tin thứ cấp được thu thập tại các cơ quan, đơn vị liên quan đến du lịch trong khi thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bộ phiếu điều tra trên 3 nhóm đối tượng du khách (ngoài tỉnh Bắc Kạn - NT, trong tỉnh Bắc Kạn nhưng ngoài huyện Pác Nặm - TT, và trong huyện Pác Nặm - TH). Huyện Pác Nặm là địa bàn còn nhiều khó khăn về cả điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội kéo theo sự kém phát triển của ngành du lịch. Mặc dù các nguồn tài nguyên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn) của huyện được cho là rất có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái trong tương lai với phần lớn ý kiến đánh giá là có sự thu hút, một số yếu kém vẫn còn tồn tại và kìm hãm sự phát triển của du lịch của huyện đó là cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn và hoạt động truyền thông quảng bá cho du lịch chưa được quan tâm. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở khoa học quan trọng để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện Pác Nặm.

Xem thêm
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG TRỒNG CÂY ĂN QUẢ TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG TRỒNG CÂY ĂN QUẢ TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Lục Ngạn là vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, được định hướng trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia. Với 4 loại cây ăn quả chủ lực là Vải thiều, Bưởi, Cam và Táo được phân bố trên 3 tiểu vùng. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của 4 kiểu cho thấy: kiểu sử dụng đất Vải thiều cho hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cao tại tiểu vùng 1, thu nhập thuần túy đạt 198,07 triệu đồng/ha/năm. Kiểu sử dụng đất Cam, Bưởi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao tại tiểu vùng 2 và 3, nhưng hiệu quả môi trường chỉ đạt mức trung bình. Kiểu sử dụng đất Táo cho hiệu quả thấp so với 3 kiểu trên, nhưng vẫn nên duy trì diện tích để đa dạng hóa sản phẩm cho huyện. Trong thời gian tới, các kiểu sử dụng đất Vải thiều, Bưởi, Cam cần được sản xuất 100% theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP, và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
ĐÁNH GIÁ HIỂM HỌA THIÊN TAI DƯỚI CÁC KỊCH BẢN LŨ TẠI LƯU VỰC SÔNG MÃ, VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ HIỂM HỌA THIÊN TAI DƯỚI CÁC KỊCH BẢN LŨ TẠI LƯU VỰC SÔNG MÃ, VIỆT NAM

Lưu vực sông Mã nằm ở tỉnh Thanh Hóa, nơi chịu ảnh hưởng đáng kể của áp thấp nhiệt đới và bão. Tất cả các cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng duyên hải Bắc Trung Bộ của Việt Nam hoặc tỉnh Thanh Hóa sẽ gây ra các tác động đến lưu vực sông Mã. Hạn hán dường như là hiện tượng chiếm ưu thế, ngay cả khi ảnh hưởng của lũ lụt và xâm nhập mặn liên quan tới sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đất thấp, nơi phần lớn dân cư sinh sống và hoạt động.

Xem thêm
CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đấu giá quyền sử dụng đất là hình thức phổ biến hiện nay trong lĩnh vực quản lý đất đai, nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Một nghiên cứu về kết quả và hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất đã được tiến hành tại huyện Thanh Trì tỉnh Thanh Hóa trong 3 năm (2017 – 2019) cho thấy: Trong 3 năm trên địa bàn huyện Thanh Trì đã đấu giá được 85 lô, với tổng diện tích là 8.259,26 m2; đấu giá đã thực hiện đấu giá thành công 81/85 lô đất chiếm 95,29%, thu về cho ngân sách Nhà Nước là 452.359.568.000. Giữa giá quy định và số tiền thu được do đấu giá chênh nhau 1,57 lần. Công tác đấu giá đã đạt được nhiều hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và trong trong công tác quản lý và sử dụng đất đai như: giúp Nhà nước khai thác hợp lý quỹ đất; tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng nguồn thu cho ngân sách; tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Xem thêm
ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Phát triển kinh tế xã hội của một địa phương chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó công tác quản lý đất đai, nhất là công tác quy hoạch sử dụng đất là yếu tố hàng đầu và tác động mạnh đến các mặt của phát triển kinh tế và xã hội. Để thấy rõ được tác động đó, một nghiên cứu từ năm 2019 – 2020 tại thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để tiến hành khảo sát 3 vùng với những đối tượng sử dụng đất khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức độ ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến quá trình Đô thị hóa và công nghiệp hóa và Quá trình phát triển cơ sở hạ tầng là mạnh mẽ nhất, với kết quả đánh giá đạt chỉ số 3.68 – 4.02 ở cả 3 vùng. Các chỉ tiêu phát triển xã hội như Thu nhập và mức sống của dân, Tăng cơ hội việc làm và Giảm tỷ lệ đói nghèo chịu ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất ở mức trung bình. Từ những kết quả đánh giá này cho thấy cần phải có giải pháp tăng cường công tác quy hoạch sử dụng đất, nhất là phải xây dựng các bản quy hoạch mang tính khả thi cao để hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của một địa phương.

Xem thêm
ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH USLE ĐỂ DỰ ĐOÁN XÓI MÒN ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN 4 XÃ THUỘC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH USLE ĐỂ DỰ ĐOÁN XÓI MÒN ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN 4 XÃ THUỘC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Xói mòn đất là mối đe dọa lớn đối với sự thoái hóa đất, sự phát triển bền vững và khả năng sản xuất của các ngành ở khu vực miền núi Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này là thành lập bản đồ xói mòn đất và đánh giá mức độ mất đất tiểu lưu vực trên địa bàn 04 xã của thành phố Thái Nguyên thuộc lưu vực sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu sử dụng Phương trình mất đất toàn cầu (USLE) và Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Khu vực nghiên cứu được chia thành 5 cấp độ xói mòn đất (rất thấp, thấp, trung bình, mạnh và rất mạnh). Kết quả cho thấy đất xói mòn cấp I chiếm 19,43% tổng diện tích; đất xói mòn cấp II chiếm 17,52% tổng diện tích; đất xói mòn cấp III chiếm 13,94% tổng diện tích; xói mòn đất cấp IV cao nhất chiếm 37,79% tổng diện tích và cấp V chiếm 11,32% tổng diện tích. Xói mòn đất nhạy cảm nhất với yếu tố địa hình (LS), tiếp theo là yếu tố hỗ trợ thực hành (P), yếu tố xói mòn đất (K), quản lý cây trồng (C) và yếu tố xói mòn lượng mưa (R). Tại khu vực nghiên cứu có thể áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ đất tránh xói mòn. Đó là sử dụng lớp phủ đất làm rừng tái sinh với các loài thực vật bản địa; sử dụng mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc và đảm bảo đất dốc có thảm thực vật dày đặc để hạn chế xói mòn khi có mưa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc kết hợp các nguồn dữ liệu có sẵn được sử dụng với công nghệ USLE và GIS là một lựa chọn khả thi để tính toán xói mòn đất trên địa bàn khu vực nghiên cứu, điều này sẽ cho phép tập trung vào giải pháp giảm xói mòn đất trong tương lai.

Xem thêm
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM EMINA ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY CAM SÀNH TẠI XÃ KHÁNH HÒA, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM EMINA ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY CAM SÀNH TẠI XÃ KHÁNH HÒA, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Nghiên cứu này trình bầy kết quả đánh giá hiệu lực chế phẩm EMINA trên cây cam Sành tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn điểm, chọn hộ, bố trí thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu trên những công thức thí nghiệm được phun chế phẩm EMINA với các nồng độ khác nhau (1%, 2% và 3%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, với nồng độ 3% cho năng suất, chất lượng cao nhất trong các công thức thí nghiệm; Bệnh đốm đen hại lá và quả thấp hơn so với đối chứng và các công thức phun chế phẩm EMINA với nồng độ 1% và 2%. Cụ thể, năng suất (70,4 kg/cây) cao hơn so với công thức đối chứng (56,67 kg/cây) và bệnh hại trên quả và lá biểu hiện ít nhất (tương ứng 12,81% và 8,23%). Các nồng độ phun chế phẩm EMINA không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây cam Sành, thể hiện qua các chỉ tiêu thời điểm ra lộc, nở hoa nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả (tỷ lệ đậu quả cao hơn đối chứng).

Xem thêm
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU

Phong Thổ là một huyện vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn 2014 – 2018 huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã có 3 dự án xây dựng mới nằm trên địa bàn 04 xã: Dào San, Tung Qua Lìn, Vàng Ma Chải, Mường So trong đó có 03 xã đặc biệt khó khăn của huyện Phong Thổ. Các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Để thực hiện 03 dự án, Huyện Phong Thổ đã thực hiện công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư với tổng diện tích thu hồi là: 121.813 m2. Trong đó diện tích được bồi thường là: 86.497,6 m2 ,đất ở chiếm 1.591 m2, đất nông nghiệp: 84.906 m2. Tổng giá trị bồi thường của 03 dự án là:7.017.829.827 đồng, trong đó: bồi thường về đất là: 1.766.318.160 đồng; bồi thường, hỗ trợ về cây cối hoa màu là: 638.951.629 đồng; hỗ trợ ổn định đời sống và đào tạo nghề là: 3.814.768.040 đồng. đồng, tổng số hộ có đất bị thu hồi 212 hộ, số hộ phải tái định cư là 07 hộ. Qua nghiên cứu cho thấy công tác bồi thường GPMB và hỗ trợ tái định cư đã có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân đặc biệt là những hộ dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Từ kết quả này, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao công tác bồi thường GPMB nói chung và cải thiện tác động tiêu cực của công tác bồi thường GPMB của huyện Phong Thổ nói riêng.

Xem thêm
Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng hệ thống tra cứu thông tin du lịch cho huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng hệ thống tra cứu thông tin du lịch cho huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Để xây dựng thương hiệu du lịch huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống thì huyện Đại Từ cần phải có một hệ thống thông tin du lịch hoàn thiện nhằm quản lý và quảng bá du lịch cho huyện. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu về các loại bản đồ (hiện trạng, quy hoạch, bản đồ địa giới hành chính…), thông tin về hiện trạng hoạt động, khai thác du lịch tại khu vực, các quyết định phát triển văn hóa thể thao du lịch Thái Nguyên, phương pháp thành lập bản đồ các điểm du lịch huyện Đại Từ và bản đồ quảng bá du lịch huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bằng phần mềm GIS. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ các điểm du lịch huyện Đại Từ và bản đồ quảng bá du lịch huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 2022, xây dựng được cơ sở dữ liệu thuộc tính về du lịch huyện Đại Từ: Nhóm dữ liệu tiềm năng du lịch, nhóm dữ liệu nền, nhóm dữ liệu hạ tầng kĩ thuật. Mô hình hóa các tiêu chí hình thành điểm du lịch huyện Đại Từ. Tra cứu các địa điểm du lịch của huyện Đại Từ dựa trên công nghệ GIS.

Xem thêm