Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU

20/12/2022 09:56 - Xem: 401
Phong Thổ là một huyện vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn 2014 – 2018 huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã có 3 dự án xây dựng mới nằm trên địa bàn 04 xã: Dào San, Tung Qua Lìn, Vàng Ma Chải, Mường So trong đó có 03 xã đặc biệt khó khăn của huyện Phong Thổ. Các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Để thực hiện 03 dự án, Huyện Phong Thổ đã thực hiện công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư với tổng diện tích thu hồi là: 121.813 m2. Trong đó diện tích được bồi thường là: 86.497,6 m2 ,đất ở chiếm 1.591 m2, đất nông nghiệp: 84.906 m2. Tổng giá trị bồi thường của 03 dự án là:7.017.829.827 đồng, trong đó: bồi thường về đất là: 1.766.318.160 đồng; bồi thường, hỗ trợ về cây cối hoa màu là: 638.951.629 đồng; hỗ trợ ổn định đời sống và đào tạo nghề là: 3.814.768.040 đồng. đồng, tổng số hộ có đất bị thu hồi 212 hộ, số hộ phải tái định cư là 07 hộ. Qua nghiên cứu cho thấy công tác bồi thường GPMB và hỗ trợ tái định cư đã có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân đặc biệt là những hộ dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Từ kết quả này, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao công tác bồi thường GPMB nói chung và cải thiện tác động tiêu cực của công tác bồi thường GPMB của huyện Phong Thổ nói riêng.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và trên đà phát triển mạnh về kinh tế với mục tiêu đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở ngày càng lớn. Do đó nhu cầu về mặt bằng cấp thiết  đã yêu cầu công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trở thành một yếu tố quan trọng để triển khai thực hiện dự án có hiệu quả. Công tác giải phóng mặt bằng mang tính quyết định tiến độ của các dự án, là khâu đầu tiên thực hiện dự án. Công việc làm này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, mà còn ảnh hưởng đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhiều người dân, có đất bị thu hồi [3]

Huyện Phong Thổ được tỉnh Lai Châu xác định là vùng kinh tế động lực về phát triển kinh tế của tỉnh Lai Châu là một huyện có Cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng [4]. Do vậy công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đang được quan tâm đầu tư với rất nhiều công trình, dự án mới trong giai đoạn gần đây. Vì thế công tác giải phóng mặt bằng được xác định là một trong nhiệm vụ cấp thiết để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện những năm gần đây, công tác bồi thường GPMB và tái định cư đã phát sinh nhiều vấn đề. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân bị mất đất nông nghiệp trong khi nó là tư liệu sản xuất chính. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, đất ở và nhà cửa cũng như vật kiến trúc, hoa màu trên đất là tài sản rất lớn của người dân nơi đây. Việc bồi thường, hỗ trợ chưa đáp ứng được nguyện vọng của người có đất bị thu hồi đã gây ra nhiều khó khăn bức xúc trong nhân dân, từ đó đã có không ít trường hợp người dân không hợp tác trong công tác bồi thường, hỗ trợ dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương [5]. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn vướng mắc, từ đó đề ra những giải pháp khả thi nhất để cải thiện, nâng cao hiệu quảcông tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Phong Thổ.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Dự án 1: Đường đến Trung tâm xã Tung Qua Lìn (địa điểm mới), huyện Phong Thổ.

- Dự án 2: Đường Ma Lù Thàng - Chợ Sì Choang ( Đoạn Lùng Than - Chợ Sì Choang) huyện Phong Thổ.

- Dự án 3: Hạ tầng kỹ thuật và cải tạo mặt bằng bản văn hóa xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát

- Thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin phục vụ công tác đánh giá, khảo sát tỉnh hình thực hiện các dự án bồi thường hỗ trợ TĐC thông qua điều tra nội và ngoại nghiệp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phong Thổ, trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phong Thổ.

- Số phiếu điều tra đại diện: 90 hộ gia đình cá nhân  trong và xung quanh khu vực dự án. 30 phiếu cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB cấp huyện, cấp xã.

2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Tổng hợp và xử lý số liệu, tài liệu thu thập được bằng phần mềm Excel, từ đó đưa ra phân tích làm cơ sở cho việc đánh giá các kết quả của dự án.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về dự án nghiên cứu

Các dự án nghiên cứu nằm trên địa bàn 04 xã: Dào San, Tung Qua Lìn, Vàng Ma Chải, Mường So trong đó có 03 xã đặc biệt khó khăn của huyện Phong Thổ là: Dào San, Tung Qua Lìn, Vàng Ma Chải với điều kiện dân trí còn thấp, kinh tế xã hội rất khó khăn, người dân chủ yếu là đồng báo dân tộc thiểu số.

Dự án 01: Đường đến Trung tâm xã Tung Qua Lìn (địa điểm mới), huyện Phong Thổ ( năm 2014);

Dự án 02: Đường Ma Lù Thàng - Chợ Sì Choang (Đoạn Lùng Than - Chợ Sì Choang) huyện Phong Thổ ( năm 2015);

Dự án 3: Hạ tầng kỹ thuật và cải tạo mặt bằng bản văn hóa xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (năm 2017).

03 dự án này đều thuộc loại hình các dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội phục vụ lợi ích cộng cộng.

Bảng 01. Tổng hợp diện tích, loại đất thu hồi của 03 dự án

TT

Mục đích sử dụng đất

Diện tích thu hồi (m2 )

Tổng

03 dự án nghiên cứu

Hộ gia đình

Tổ chức

1

Đất trồng lúa nước

8.788,2

0

8.788,2

2

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

292,0

0

292,0

3

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

65.100,1

0

65.100,1

4

Đất trồng cây lâu năm

9.715,7

0

9.715,7

5

Đất nuôi trồng thủy sản

348,8

0

348,8

6

Đất ở nông thôn

1591,5

0

1591,5

7

Đất bằng chưa sử dụng

0

27.806,6

27.806,6

8

Đất giao thông

0

661,3

661,3

9

Đất thủy lợi

0

7.508,9

7.508,9

 

Tổng

86.497,6

35.315,5

121.813.1

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Phong Thổ)

Kết quả tổng hợp diện tích, loại đất thu hồi của 03 dự án được thể hiện ở bảng 01 cho thấy: Tổng diện tích thu hồi là 121.813,1 m2 trong đó diện tích được đền bù là 86.497,6 m2 (chiếm tỷ lệ 71%), loại đất thu hồi chủ yếu là đất nương rẫy trồng cây hàng năm chiếm 53%. Diện tích đất không được đền bù là 35.315,5 m2 (chiếm 47%)  Như vậy, qua số liệu đã phản ánh về nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng tại địa phương là rất lớn, do đó phải có quy hoạch tổng thể về các loại đất phát triển cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 02. Tổng hợp kinh phí bồi thường của 03 dự án

TT

Nội dung

Kinh phí (đồng)

1

Bồi thường đất ở và vườn cùng thửa đất ở

228.037.280,28

2

Bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp

1.538.280.879,72

3

Bồi thường, hỗ trợ tài sản, vật kiến trúc

484.105.767,11

4

Bồi thường, hỗ trợ cây cối, hoa màu

638.951.629,2

5

Hỗ trợ di chuyển

30.000.000

6

Hỗ trợ ổn định đời sống + đào tạo nghề

3.814.768.040

7

Chi phí tổ chức thực hiện

170.065.667,46

8

Chi phí khác

113.620.564

 

Tổng cộng

7.017.829.827

 

 

(Nguồn:Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Phong Thổ)

Kết quả tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ tại bảng 02 cho thấy:Tổng giá trị bồi thường của 03 dự án là 7.017.829.827 đồng trong đó: Bồi thường về đất là 1.766.318.160 đồng (bồi thường đất ở là 228.037.280 đồng, bồi thường về đất sản xuất nông nghiệp là 1.538.280.879 đồng); bồi thường, hỗ trợ về cây cối hoa màu 638.951.629 đồng; hỗ trợ ổn định đời sống và đào tạo nghề là 3.814.768.040 đồng.

3.2. Ý kiến cán bộ về công tác bồi thường, hỗ trợ

Bảng 03. Tổng hợp ý kiến của cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ

TT

Nội dung

Mức bồi thường

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

I

Dự án đường đến trung tâm xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ

 

1

Đất đai

Hợp lý

3

30

 

Chưa hợp lý

7

70

 

2

Tài sản hoa màu

trên đất

Hợp lý

4

40

 

Chưa hợp lý

6

60

 

3

Chính sách hỗ trợ

Hợp lý

8

80

 

Chưa hợp lý

2

20

 

II

Dự án đường Ma Lù Thàng – chợ Sì Choang, huyện Phong Thổ

1

Đất đai

Hợp lý

4

40

 

Chưa hợp lý

6

60

 

2

Tài sản hoa màu trên đất

Hợp lý

5

50

 

Chưa hợp lý

5

50

 

3

Chính sách hỗ trợ

Hợp lý

7

70

 

Chưa hợp lý

3

30

 

III

Dự án hạ tầng kỹ thuật và cải tạo mặt bằng bản văn hóa xã Mường So, huyện Phong Thổ

1

Đất đai

Hợp lý

4

40

 

Chưa hợp lý

6

60

 

2

Tài sản hoa màu trên đất

Hợp lý

4

40

 

Chưa hợp lý

6

60

 

3

Chính sách hỗ trợ

Hợp lý

8

80

 

Chưa hợp lý

2

20

 

               

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra)

Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ thể hiện ở bảng 03: tỷ lệ chưa hợp lý trên 60%, bồi thường về tài sản hoa màu trên đất: ý kiến chưa hợp lý trên 50%; chính sách hỗ trợ: ý kiến khảo sát hợp lý trên 80%. Như vậy theo số phiếu điều tra, tỷ lệ đánh giá việc đến bù về đất đai chưa hợp lý chiến tỷ lệ cao, chính sách hỗ trợ người có đất bị thu hồi được đội ngũ cán bộ xã cũng được đánh giá là thỏa đáng chiếm tỷ lệ cao.

3.3. Ý kiến người dân về mức bồi thường, hỗ trợ

Bảng 04. Tổng hợp ý kiến người dân công tác bồi thường, hỗ trợ

 

TT

Nội dung

Mức bồi thường

 

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

 

I.

Dự án đường đến trung tâm xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ

 

1

Đất đai

Hợp lý

11

36,7

 

Chưa hợp lý

19

63,3

 

2

Tài sản hoa màu trên đất

Hợp lý

12

40

 

Chưa hợp lý

18

60

 

3

Chính sách hỗ trợ

Hợp lý

20

66,7

 

Chưa hợp lý

10

33,3

 

II.

Dự án đường Ma Lù Thàng – chợ Sì Choang, huyện Phong Thổ

1

Đất đai

Hợp lý

12

40

 

Chưa hợp lý

18

60

 

2

Tài sản hoa màu trên đất

Hợp lý

14

46,7

 

Chưa hợp lý

16

53,3

 

3

Chính sách hỗ trợ

Hợp lý

22

73,3

 

Chưa hợp lý

8

26,7

 

III.

Dự án hạ tầng kỹ thuật và cải tạo mặt bằng bản văn hóa xã Mường So, huyện Phong Thổ

1

Đất đai

Hợp lý

11

36,7

 

Chưa hợp lý

19

63,3

 

2

Tài sản hoa màu trên đất

Hợp lý

13

43,3

 

Chưa hợp lý

17

56,7

 

3

Chính sách hỗ trợ

Hợp lý

18

60

 

Chưa hợp lý

12

40

 

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra)

          Số liệu bảng 05 cho thấy: phỏng vấn 395 nhân khẩu với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động 217 người, chiếm 54,94% trong đó: Lao động sản xuất nông nghiệp: 201 người = 92,63%; lao động phi nông nghiệp: 16 người = 7,37%. Thực tế qua số liệu phản ánh: sau khi thu hồi đất việc chuyển đổi việc làm cơ bản không có sự chuyển biến rõ rệt, trong số lao động chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp chỉ chiếm 1,72%, số liệu này đã phản ánh chính sách hỗ chợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi chưa thực sự phát huy được hiệu quả theo mong muốn.

Bảng 06. Thu nhập bình quân của người dân trước và sau thu hồi đất

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu

03 dự án nghiên cứu

Trước khi thu hồi đất

Sau khi thu hồi đất

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ (%)

1. Số nhân khẩu

395

100

395

100

2. Số người trong độ tuổi lao động

217

54,94

220

55,7

+ Nông nghiệp

201

92,63

200

90,9

+ Phi nông nghiệp

16

7,37

20

9,09

+ Không có việc làm

0

0

0

0

3. Số người ngoài độ tuổi lao động

0

0

0

0


(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra)

            Số liệu bảng 06 cho thấy: thu nhập bình quân của các hộ gia đình trước khi dự án thực hiện và sau khi thu hồi đất thì thu nhập có tăng lên. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của các hộ gia đình tăng lên do có sự tác động tích cực từ việc nhận tiền bồi thường hỗ trợ và tái định cư của các dự án, một phần do có sự phát triển kinh tế được nhà nước đầu tư từ các chương trình dự án trên địa bàn huyện. Như vậy thu nhập của người dân đã có sự chuyển biến tích cực phản ánh được chính sách hỗ trợ của nhà nước từ việc chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi ngành nghề sản xuất khi. Nhà nước thu hồi đất từ 03 dự án. 

3.5. Đánh giá chung

3.5.1. Những hạn chế, vướng mắc

- Phong Thổ là một huyện vùng cao biên giới, đa số người dân là người địa phương có trình độ văn hóa thấp, việc hiểu biết về pháp luật đất đai còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện công tác bồi thường, GPMB.

- Việc ban hành đơn giá Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư về đất, tài sản vật kiến trúc, cây cối hoa màu trên đất cơ bản chưa đáp ứng được nguyện vọng của người có đất bị thu hồi, trong công tácGPMB còn gặp nhiều khó khăn.

- Chính sách hỗ trợ về chuyển đổi nghề nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo được việc người dân mất đất sản xuất có thể chuyển đổi nghề nghiệp để ổn định được cuộc sống do nhiều ngành nghề đào tạo chưa phát huy được hiệu quả

- Chính sách đền bù bằng hình thức đất đổi đất (đất sản xuất nông nghiệp) cơ bản không thực hiện được do thiếu quỹ đất.

- Chính sách về việc TĐC còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với điều kiện thực tế về phong tục tập quán sinh hoạt của người dân tại địa phương.

3.5.2. Giải pháp  nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ,  GPMB  trên địa bàn huyện Phong Thổ

- Giải pháp về chính sách: Chính sách hỗ trợ cần có những bước tiến đột phá để đem đến những thay đổi cho người dân   Do đó quy định cụ thể việc lấy quỹ đất đền bù bằng đất phải được thực hiện trước. Việc xây dựng bảng giá đất, đơn giá tài sản trên đất của UBND tỉnh đảm bảo đơn giá bồi thường không chênh lệch quá so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, nếu cần thiết phải thuê đơn vị tư vấn xác định giá.

- Giải pháp về quy trình thủ tục thực hiện:  Nâng cao nhận thức của người sử dụng đất về công tác giải phóng mặt bằng. Cần phải tuyên truyền để người dân hiểu rõ việc thu hồi đất để triển khai thực hiện các dự án nhằm đảm bảo phục vụ công tác Quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế xã hội là việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình phát triển và bảo vệ đất nước.

            Nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác GPMB đã được các cấp chính quyền quan tâm coi trọng. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này cho thực sự có hiệu quả hơn nữa, cần quan tâm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình thực hiện công khai, dân chủ.

Việc giải quyết đơn thư khiếu nại trong công tác GPMB phải được các cấp chính quyền cơ sở quan tâm giải quyết dứt điểm, tránh để tồn đọng, kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết từ cơ quan này, đến cơ quan khác dẫn đến những bức xúc của người dân, làm mất lòng tin của người dân đối với cấp chính quyền cơ sở.

-  Giải pháp về công tác tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có đầy đủ thông tin, nhận thức rõ ràng, đúng đắn về chủ trương, chính sách của nhà nước cũng như ý nghĩa quan trọng của các dự án triển khai trên địa bàn huyện.

4. KẾT LUẬN

             Kết quả đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với 3 dự án nghiên cứu như sau:

- Diện tích đất thu hồi là: 121.813 m2, diện tích được bồi thường là: 86.497,6 m2 trong đó: Đất ở: 1591 m2, đất nông nghiệp: 84.906 m2.

- Tổng giá trị bồi thường của 03 dự án là :7.017.829.827 đồng trong đó: Bồi thường về đất là: 1.766.318.160 đồng (bồi thường đất ở là: 228.037.280 đồng, bồi thường về đất sản xuất nông nghiệp là: 1.538.280.879 đồng); bồi thường, hỗ trợ về cây cối hoa màu là: 638.951.629 đồng; hỗ trợ ổn định đời sống và đào tạo nghề là: 3.814.768.040 đồng. đồng, tổng số hộ có đất bị thu hôi 212 hộ, số hộ phải TĐC là 07 hộ.

- Kết quả nghiên cứu, tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ về GPMB tại huyện Phong Thổ cho thấy: Đơn giá bồi thường về đất của các dự án chưa hợp lý là 63,3% - 70%; Về đơn giá bồi thường tài sản hoa mầu trên đất chưa hợp lý là 60%.

- Về đời sống, việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất. Số người trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp tại địa bàn điều tra cơ bản ổn định, tỷ lệ giảm sau khi thu hồi đất là 1,73%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng lên 1,72%.

- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện, qua đó đã đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB tại địa phương.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Quốc hội,2013, “Luật Đất đai năm 2013” NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, 2013

2. Chính phủ, “Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, năm 2014.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu, “Báo cáo tình hình kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Luật Đất đai 2013”, năm 2018.

4. Võ Trung (2020), Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ chính sách công, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2020.

5. UBND tỉnh Lai Châu,“Báo cáo tình hình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Lai Châu”, năm 2017.

TS. Nguyễn Thu Thùy