a. Vị trí Địa lý
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 14°31'53” đến 15°25'23” vĩ độ Bắc và từ 108°14'18” đến 109°8'51” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp tỉnh Bình Định; phía Tây, Tây Bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum; phía Tây Nam giáp tỉnh Gia Lai; phía Đông giáp biển Đông, có đường bờ biển dài gần 130 km với 5 cửa biển chính là Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 515.524,8 ha, chiếm 11,57% diện tích tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, toàn tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và 184 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Tỉnh nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, có cả đường sắt, đường bộ, đường biển và cảng biển là điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
STT
|
Đơn vị hành chính
|
Diện tích (ha)
|
Đơn vị hành chính
|
|||
---|---|---|---|---|---|---|
Phường
|
Thị trấn
|
Xã
|
Tổng
|
|||
|
TỔNG SỐ
|
515.524,8
|
9
|
9
|
166
|
184
|
I
|
Khu vực đồng bằng
|
189.528,9
|
9
|
6
|
99
|
114
|
1
|
TP. Quảng Ngãi
|
15.734,8
|
9
|
-
|
14
|
23
|
2
|
Huyện Bình Sơn
|
46.685,2
|
-
|
1
|
24
|
25
|
3
|
Huyện Sơn Tịnh
|
24.386,1
|
-
|
-
|
11
|
11
|
4
|
Huyện Tư Nghĩa
|
20.560,8
|
-
|
2
|
13
|
15
|
5
|
Huyện Nghĩa Hành
|
23.448,5
|
-
|
1
|
11
|
12
|
6
|
Huyện Mộ Đức
|
21.408,2
|
-
|
1
|
12
|
13
|
7
|
Huyện Đức Phổ
|
37.305,3
|
-
|
1
|
14
|
15
|
II
|
Khu vực miền núi
|
324.956,1
|
-
|
3
|
64
|
67
|
8
|
Huyện Trà Bồng
|
76.040,7
|
-
|
1
|
18
|
19
|
9
|
Huyện Sơn Hà
|
72.826,3
|
-
|
1
|
13
|
14
|
10
|
Huyện Sơn Tây
|
38.563,7
|
-
|
-
|
9
|
9
|
11
|
Huyện Minh Long
|
23.729,7
|
-
|
-
|
5
|
5
|
12
|
Huyện Ba Tơ
|
113.795,7
|
-
|
1
|
19
|
20
|
III.
|
Khu vực hải đảo
|
1.039,9
|
-
|
-
|
3
|
3
|
13
|
Huyện Lý Sơn
|
1.039,9
|
-
|
-
|
3
|
3
|
b. Địa hình, địa mạo
Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp với ¾ là đất đồi núi, thấp dần từ Tây sang Đông, phía Tây của tỉnh là sườn đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và gò đồi xen kẽ đồng bằng. Độ cao chênh lệch giữa vùng núi và đồng bằng tương đối lớn nên chịu tác động lớn của quá trình xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng. Quảng Ngãi cũng có đặc trưng giống như nhiều tỉnh ở vùng Duyên Hải miền Trung là có những dãy núi lấn ra sát biển, chia cắt vùng đồng bằng nhỏ hẹp với ¼ diện tích tự nhiên. Do vậy trong những điều kiện mưa lớn, khả năng phòng hộ, giữ nước của rừng, của đất kém đã gây tình trạng xói mòn mạnh.
Xét về độ cao tuyệt đối có thể chia địa hình của tỉnh ra làm 4 loại như sau:
- Vùng bờ biển và ven biển: Chiếm khoảng 1,60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh bao gồm các cồn cát, mũi đất, cửa sông, đầm nước mặn, đụn cát... tạo thành một dải hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng từ 2 – 3 km. Hình dạng và quy mô của loại địa hình này biến đổi theo thời gian, có xu hướng lấn dần vào đồng bằng do tác động của sóng và gió biển.
- Vùng đồng bằng: Chiếm khoảng 24,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nằm tiếp giáp với vùng ven biển, ở độ cao từ 5m đến < 30m. Đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi có đặc điểm không liên tục mà bị phân tách bởi các sông, đồi núi xen kẽ, vừa thể hiện tính chất của đồng bằng phù sa và của đồng bằng xen giữa gò đồi.
- Vùng gò đồi: Đây là dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng chiếm khoảng 18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, độ cao từ 30 - 300m. Độ dốc tương đối lớn, lớp phủ thực vật kém, khả năng xói mòn lớn.
- Vùng núi cao trung bình: Nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, chiếm 56% diện tích tự nhiên. Độ cao từ 300 - 1.800m. Địa hình này bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh.
Khí hậu Quảng Ngãi là một kiểu khí hậu đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta với khí hậu duyên hải sườn Đông Trường Sơn nam Trung Bộ, có các đặc điểm sau:
- Nhiệt độ trung bình và tổng lượng bức xạ: Quảng Ngãi có nền nhiệt độ cao, song đồng thời cũng thay đổi theo độ cao địa hình:
+ Vùng khí hậu đồng bằng, duyên hải và đảo Lý Sơn: Gồm những khu vực: phía đông các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, toàn bộ TP Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa, phần lớn huyện Nghĩa Hành (trừ các xã Hành Tín Đông, Hành Tín Tây, Hành Thiện, phía Tây các xã: Hành Dũng, Hành Thịnh, Hành Phước), phần lớn huyện Mộ Đức, Đức Phổ và huyện đảo Lý Sơn. Nhiệt độ trung bình năm là 250C -260C; tổng nhiệt độ năm trên 9.3000C với tổng lượng bức xạ trên 140kcal/cm2/năm và có trên 2.100 giờ nắng/năm.
+ Vùng khí hậu núi thấp và trung du: Gồm những khu vực: Phía Đông huyện Trà Bồng, phía Tây huyện Bình Sơn, phần lớn huyện Sơn Hà, một số xã phía Tây huyện Sơn Tịnh, phía Tây các xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Thọ. Nhiệt độ trung bình năm của vùng này từ 240C -250C, tổng nhiệt độ năm 8.5000C - 9.3000C; tổng lượng bức xạ năm từ 130kcal/cm2/năm đến 140kcal/cm2/năm; tổng số giờ nắng từ 1.900/năm giờ đến 2.100giờ/năm.
+ Vùng khí hậu núi cao và núi trung bình - có độ cao từ 500m trở lên: Gồm những khu vực: phía Tây Bắc huyện Trà Bồng; phía Tây các huyện Minh Long, Ba Tơ và Tây Nam huyện Sơn Hà, phần lớn diện tích huyện Sơn Tây và một phần Tây Nam huyện Tây Trà. Nhiệt độ trung bình năm 200C -220C với tổng nhiệt độ năm <8.5000C; tổng lượng bức xạ năm 130kcal/cm2/năm; tổng số giờ nắng trong năm dưới 1.900 giờ.
- Phân bố nhiệt theo thời gian và không gian: Trong mùa hạ, các tháng 6,7,8 là nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng 270C - 290C ở đồng bằng, ven biển, các đảo và thung lũng thấp; 240C -260C hoặc thấp hơn ở vùng núi. Ở đồng bằng và các thung lũng thấp nhiệt độ cao nhất ban ngày trung bình 330C -340C; Trong những ngày có gió mùa Tây Nam đặc biệt khô nóng, nhiệt độ cao nhất ban ngày có thể lên đến 380C - 400C hoặc cao hơn; ở các hải đảo hoặc vùng núi mức độ nóng gay gắt ban ngày giảm đi rõ rệt. Ban đêm, nhiệt độ thấp nhất trung bình ở đồng bằng và các thung lũng thấp xuống đến 230C-250C, các đảo 270C-280C, ở độ cao 500-600 m trở lên, nhiệt độ thấp nhất trung bình ngày xuống đến 220C-230C, có nơi thấp hơn. Trong mùa đông các tháng có nhiệt độ thấp nhất là 12, 1, 2; nhiệt độ trung bình của các tháng này từ 210C-230C ở đồng bằng, ven biển, các thung lũng thấp và các hải đảo; vùng núi 500m-600 m trở lên từ180C-200C hoặc thấp hơn.
- Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất: Nhiệt độ cao nhất 40,60C-41,60C, trừ khu vực đảo Lý Sơn và Núi Lo. Nhiệt độ thấp nhất 9,70C-12,40C, trừ đảo Lý Sơn. Ban ngày, nhiệt độ cao nhất trung bình 240C-260C ở đồng bằng, ven biển và các thung lũng thấp; 200C-220C hoặc thấp hơn ở vùng núi. Ban đêm, nhiệt độ thấp nhất trung bình xuống đến 190C-210C ở đồng bằng, ven biển và các hải đảo từ 140C-160C, ở vùng núi còn xuống thấp hơn. Trong những ngày thật lạnh do không khí lạnh cực đới ảnh hưởng và duy trì nhiều ngày, ở đồng bằng ven biển và các thung lũng thấp, nhiệt độ thấp nhất ban đêm có thể xuống dưới 110C-120C, các hải đảo 140C-150C, vùng núi có thể xuống 100C.
- Nhiệt độ theo mùa: Ở Quảng Ngãi, vùng đồng bằng, hải đảo và các thung lũng thấp không có mùa lạnh, chỉ có một số ngày đặc biệt có nhiệt độ trung bình dưới 200C. Ngược lại, ở vùng núi không có mùa nóng, chỉ có những ngày cá biệt có nhiệt độ trung bình trên 250C. Vùng đồng bằng, ven biển và các thung lũng thấp mùa nóng kéo dài 210 ngày - 220 ngày, thời kỳ còn lại là mùa mát, nhiệt độ trung bình ngày ổn định ở 200C-250C; tại các hải đảo mùa nóng kéo dài hơn một ít, vùng núi, mùa mát kéo dài khoảng 250 ngày đến 260 ngày, mùa lạnh ngắn: 110 ngày-120 ngày.
- Biên độ nhiệt độ: Trong các tháng mùa hạ (tháng 4 – tháng 9) biên độ nhiệt độ ngày đêm, ở khu vực miền núi từ 9,50C – 11,50C, khu vực đồng bằng từ 90C – 100C, khu vực Đảo Lý Sơn 4,10C – 4,50C. Trong khi đó, mùa đông (từ tháng 10 - tháng 3) biên độ nhiệt độ ngày đêm thấp hơn, cụ thể ở khu vực miền núi 90C - 9,50C, khu vực đồng bằng từ 60C – 6,50C, khu vực đảo Lý Sơn 2,70C - 30C.
Quảng Ngãi là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn, trung bình hàng năm 2.290mm, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước khoảng 500mm. Mưa nhiều, song có thể phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa ít mưa. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa ít mưa từ tháng 1 đến tháng 8. Ngoài ra, ở vùng núi phía Tây có một mùa mưa phụ từ tháng 5 đến tháng 8. Lượng mưa lớn lại tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm đến 65% - 70% tổng lượng mưa cả năm và thường dẫn đến xói mòn, sạt lở đất. Từ tháng 1 đến tháng 8 lượng mưa chỉ chiếm 30% - 35% nên dễ gây nên tình trạng khô hạn.
Trong lãnh thổ của tỉnh có sự phân hoá rất lớn về lượng mưa, vùng có lượng mưa lớn nhất thuộc các huyện miền núi như: Ba Tơ, Minh Long, Tây Nam huyện Sơn Hà, phía Tây huyện Trà Bồng với tổng lượng mưa trên 3.000mm/năm. Đây là trung tâm có lượng mưa đứng thứ ba của cả nước, sau Bắc Quang (Hà Giang), Sapa (Lao Cai). Trong điều kiện mưa lớn, địa hình dốc, ngắn đã gây nên tình trạng xói mòn, sạt lở đất thường xuyên sảy ra tại các vùng này. Vùng có lượng mưa từ 2.600mm – 3.000 mm thuộc khu vực: phía Đông các huyện: Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, phía Tây các huyện: Sơn Tịnh, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và huyện Sơn Hà; Vùng có lượng mưa 2.100mm – 3.100mm khu vực: huyện Sơn Tây, phía Đông các huyện: Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn và huyện đảo Lý Sơn. Vùng có lượng mưa ít nhất trong tỉnh là khu vực đồng bằng thuộc các huyện Đức Phổ và Mộ Đức với tổng lượng mưa nhỏ hơn 2.100mm.
- Số ngày mưa: Trung bình hàng năm có khoảng 130-180 ngày mưa ở vùng núi, 60-130 ngày ở vùng đồng bằng, trong đó vùng ven biển và các huyện Mộ Đức, Đức Phổ ít nhất chỉ có khoảng từ 60 ngày đến 90 ngày.
Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 83,1%, trong các tháng mùa hạ 77,5% -83,5%, trong các tháng mùa đông 85% - 91% và có xu hướng tăng lên theo độ cao, ngược lại với tiến trình của độ ẩm tuyệt đối. Vào những tháng mùa ít mưa, trong những ngày cá biệt, độ ẩm tương đối có khả năng xuống dưới 30% - 40%.
Vào mùa khô, lượng bốc hơi khá lớn bình quân 923mm. Trong các tháng mùa mưa, lượng bốc hơi thấp chỉ bằng 10% - 20% lượng mưa cả tháng. Những tháng cuối năm lượng bốc hơi chiếm khoảng 20% - 40% lượng mưa. Lượng bốc hơi lớn sẽ thúc đẩy quá trình cân bằng ẩm trong đất, nước dưới đất di chuyển lên mặt đất theo các mao quản kéo theo các hợp chất hoà tan lên mặt đất như Fe(OH)2 và Al(OH)3, những hợp chất này khi lên mặt đất gặp điều kiện háo khí (giàu oxy) bị oxy hoá tạo thành các oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm ((Al2O3). Đây là nguyên nhân hình thành kết von trong đất.
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là các hướng Đông - Bắc và Đông - Nam, vận tốc gió trung bình cả năm là 2,8 m/s, thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ tháng 5 đến tháng 11 với vận tốc cực đại từ 20 - 40 m/s.
- Bão: Thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, hướng đi của các cơn bão thường là Đông - Tây và Đông Nam - Tây Bắc, gió cấp 9, cấp 10 cá biệt có những cơn bão gió trên cấp 12. Trung bình hàng năm có 1,04 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp và có 3,24 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp đến Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi là tỉnh có hệ thống sông ngòi đa dạng chằng chịt bởi hệ thống sông suối, kênh rạch do thiên nhiên tạo hóa, trong đó có 4 con sông lớn gồm: sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu. Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Ngãi phân bố tương đối đều trong toàn tỉnh và có những đặc điểm chung như đều bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của tỉnh, sông ngắn có độ dốc tương đối lớn (>2%). Phần hạ lưu các sông đều chịu ảnh hưởng của thủy triều nên bị nước mặn xâm nhập. Hiện tượng bồi lắng khá mạnh ở những vùng cửa sông và xói lở dọc theo sông nhưng mùa khô lượng nước trên các sông hầu hết cạn kiệt. Dưới đây có thể nêu khái quát về đặc điểm của các hệ thống sông trên địa bàn tỉnh:
- Sông Trà Bồng: Sông khởi nguồn từ hợp lưu các suối ở xã miền núi Trà Hiệp huyện Trà Bồng. Từ đây sông chảy theo hướng Đông qua các huyện Trà Bồng, Bình Sơn, đến địa phận thị trấn Châu Ổ, Bình Sơn đổi theo hướng Đông Bắc đổ ra Biển Đông tại vịnh Dung Quất. Sông có chiều dài khoảng 70 km. Đoạn hạ lưu sông tách ra thành hai nhánh tạo thành cù lao Bình Dương trước khi hợp nhất đổ ra biển. Sông có 5 nhánh là Trà Niu, Trà Bôi, Sông Sâu, Bản Điền, Phụ Lưu. Sông dài 45 km, diện tích lưu vực 697 km2, Môduyn dòng chảy trong năm 73,8l/s/km2.
- Sông Trà Khúc: Sông Trà Khúc là con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn Nam ở tỉnh Kon Tum, sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đến Tịnh Giang thì chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam, chảy qua thành phố Quảng Ngãi rồi đổ ra biển tại cửa Đại. Sông Trà Khúc dài 135 km, diện tích lưu vực 3.240 km2, trong đó có 40km chảy qua vùng đồng bằng thấp ven biển. Đặc điểm tự nhiên của sông Trà Khúc là chịu sự chi phối của điều kiện địa hình trên lưu vực sông. Phần thượng lưu là các dãy núi có địa hình dốc nên sông ở đoạn này có hệ số dòng chảy lớn, thời gian tập trung nước nhanh. Lũ trên sông Trà Khúc thường xảy ra rất nhanh, biên độ từ 3m - 5m; lũ thường lên trong một ngày, ngắn nhất là 12 giờ, dài nhất là 71 giờ; cường suất nước lên thường là 30 - 40 cm/giờ, cao nhất là 78cm/giờ. Vào mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8), lưu lượng trung bình chỉ còn nhỏ hơn 100 m3/s. Khi mực nước song xuống thấp và bùn cát bồi lắng trong sông và tại cửa gây khó khăn cho các tàu thuyền của ngư dân qua lại cửa. Chế độ triều tại cửa sông Trà Khúc là bán nhật triều không đều, có biên độ triều trung bình khoảng 1,3 m, lớn nhất là 2m. Bờ biển Quảng Ngãi là bờ biển hở, không có đảo hay vịnh che chắn bên ngoài, chịu ảnh hưởng trực tiếp của Biển Đông. Đặc điểm của sóng trong khu vực chịu sự chi phối mạnh mẽ của chế độ gió mùa, về mùa hè các sóng Tây Nam chiếm vai trò chủ đạo, còn về mùa đông là các sóng Đông Bắc. Chiều cao sóng trung bình khoảng 1,5m. Phân tích đặc trưng hình thái cửa sông Trà Khúc có thể chia thành 2 giai đoạn riêng biệt, giai đoạn mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8) và giai đoạn mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12). Mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm riêng về diễn biến hình thái cũng như chịu tác động của các yếu tố động lực khác nhau như sau.
+ Vào mùa khô, khi lưu lượng của dòng chảy từ sông nhỏ, và lượng bùn cát vận chuyển từ sông ra biển không đáng kể, thì sóng và dòng triều chiếm vai trò chủ đạo chi phối diễn biến hình thái tại cửa biển. Dòng triều trong giai đoạn này chiếm ưu thế so với dòng chảy từ sông nên một lượng lớn bùn cát được dòng triều đưa vào trong cửa, các cồn ngầm chắn cửa được sóng và dòng triều, dòng chảy dọc bờ xắp xếp lại và dịch chuyển vào sát bờ, theo hướng sóng thịnh hành. Các doi cát ở cửa phát triển kéo dài và được mở rộng trong giai đoạn này theo hướng của dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ chiếm ưu thế. Cửa biển bị thu hẹp và nông dần cho tới khi xuất hiện lũ trên sông.
+ Vào mùa mưa, khi trên lưu vực sông xuất hiện lũ, dòng chảy lũ trở thành yếu tố động lực chiếm ưu thế so với dòng triều. Bùn cát ở các bãi sông, lòng sông và ở các doi cát hai bên cửa bị đào xói, cuốn trôi và đẩy ra biển. Một phần bùn cát lắng đọng lại ở các cồn ngầm chắn cửa, một phần bồi tích ở các bãi biển lân cận cửa. Cửa biển trong giai đoạn này thường được mở rộng. Có thể thấy rõ mối tương quan giữa chiều rộng của cửa với sự xuất hiện của lũ lớn trên sông.
- Sông Vệ: Bắt nguồn từ phía Tây Nam của huyện Ba Tơ, chảy qua các huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa đổ ra cửa Lở huyện Mộ Đức và cửa Cổ Lũy huyện Tư Nghĩa. Lưu vực sông Vệ có diện tích khoảng 1.260km2, sông chính có chiều dài khoảng 90 km trong đó có 2/3 chiều dài chảy trong vùng núi có độ cao từ 100m - 1.000m, mật độ sông suối trong lưu vực đạt 0,79 km/km2, độ dốc bình quân lưu vực khoảng 19,9%. Sông vệ có 5 phụ lưu với tổng chiều dài 995 km, các phụ lưu chính cấp I gồm có sông Nề, sông Trà Nô, sông Vực Hồng phát triển mạnh phía bờ tả. Nằm ở sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, lưu vực sông Vệ có địa hình phức tạp bao gồm cả vùng núi cao, trung du và đồng bằng. Độ cao nền địa hình lưu vực sông Vệ biến động từ 100 - 1000m. Vùng núi cao nằm ở thượng nguồn sông Vệ có độ cao phổ biến từ 800 - 1000m, vùng trung du gồm những đồi núi có độ cao từ 100 - 500m, vùng đồng bằng từ chân núi ra đến bờ biển địa hình không được bằng phẳng cao độ phổ biến dưới 30 m. Tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Vệ tương đối phong phú nếu xét khả năng sinh dòng chảy từ mưa tính cho 1 km2 diện tích lưu. Hệ số biến động dòng chảy ở các tiểu vùng hàng năm không lớn. Tuy nhiên sự chênh lệch về lưu lượng trong năm giữa mùa lũ và mùa cạn lại rất lớn. Mùa lũ trên lưu vực chỉ có 3 tháng 10, 11, 12 nhưng tổng lượng dòng chảy đã chiếm từ 70 - 75%, riêng tháng 11 chiếm khoảng 29% tổng lượng dòng chảy cả năm và chiếm khoảng 41% tổng lượng dòng chảy mùa lũ. Mùa cạn kéo dài 9 tháng, từ tháng 1 đến tháng 9 và tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm từ 25 - 30% tổng lượng dòng chảy năm.
- Sông Trà Câu: Bắt nguồn từ vùng Vực Lim, Hàn Thuyền chảy qua huyện Đức Phổ đổ ra cửa biển Mỹ Á, là con sông hẹp và ngắn có chiều dài 32 km, diện tích lưu vực 230 km2, lưu lượng dòng chảy 11,3 m3/s.
Ngoài 4 con sông chính trên, Quảng Ngãi còn có các sông nhỏ như: Trà Ích (Trà Bồng), sông Cái (Tư Nghĩa), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông La Vân (Đức Phổ) …
Nhìn chung nguồn nước các sông trong tỉnh thuộc loại trung bình, lượng nước phân bố không đều giữa các tháng trong năm và giữa năm này với năm khác. Các hệ thống sông này là nguồn cung cấp lượng nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.
2. Phương pháp lấy mẫu đất
Mẫu đất lấy để phân tích phục vụ xây dựng bản đồ độ phì đại diện cho khoanh đất nông nghiệp tại những phẫu diện chính và phụ với tổng số 1.080 mẫu, trong đó đối với 216 phẫu diện chính lấy mẫu đất theo tầng phát sinh, còn đối với phẫu diện phụ mẫu đất được lấy hết tầng mặt (tầng canh tác), tổng số mẫu đất đã lấy phân tích là 1.512 mẫu. Điểm lấy mẫu đất cũng là điểm kiểm tra phục vụ chỉnh lý bản đồ đất về các chỉ tiêu: Loại đất, tầng dày, thành phần cơ giới và các chỉ tiêu khác theo hướng dẫn của Thông tư số 60/TT-2015-BTNMT.
3. Nội dung điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa
+ Rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo các chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng, thổ nhưỡng, địa hình, chế độ nước lên bản đồ kết quả điều tra.
+ Xác định vị trí khoanh đất điều tra và chấm điểm đào phẫu diện lên bản đồ kết quả điều tra. Tọa độ điểm đào phẫu diện được xác định bằng thiết bị định vị.
+ Đào (khoan), mô tả phẫu diện đất; lấy tiêu bản đất và mẫu đất của phẫu diện.
+ Mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số).
+ Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất điều tra thực địa.
+ Sao lưu mạng lưới điểm đào phẫu diện, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra.
+ Xây dựng báo cáo kết quả điều tra ngoại nghiệp.
4. Kết quả chỉnh lý bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi
Trên cơ sở bản đồ đất được Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông nghiệp chỉnh lý năm 2016 dựa trên khảo sát 274 điểm khoan phục vụ cho Dự án “Điều tra, đánh giá thoái hoá đất lần đầu”. Năm 2020 - 2021, Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn đã khảo sát tại 1.944 phẫu diện, trong đó có 216 phẫu diện chính, 864 phẫu diện phụ và 864 phẫu diện thăm dò, lấy 1.080 mẫu đất phân tích tầng mặt và lấy 216 phẫu diện phân tích tầng phát sinh. Đây là lần điều tra đất thứ 2 chi tiết nhất trên nền bản đồ 1/25.000 để tổng hợp thành bản đồ đất 1/100.000. Theo đó đã tổng hợp xây dựng được bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000, kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất của tỉnh được chia thành 9 nhóm với 30 đơn vị dưới nhóm (Bảng 2)
Đơn vị tính: ha
STT
|
TÊN ĐẤT
|
Ký hiệu
|
Diện tích
|
|
(ha)
|
(%)
|
|||
I
|
NHÓM ĐẤT CÁT, CỒN CÁT VÀ ĐẤT CÁT BIỂN
|
|
12.571,17
|
2,44
|
1
|
Cồn cát trắng
|
Cc
|
3.736,37
|
0,72
|
2
|
Đất cát biển
|
C
|
8.834,8
|
1,71
|
3
|
Đất cát biển phủ trên nền đất đỏ vàng
|
C/F
|
|
|
II
|
NHÓM ĐẤT MẶN
|
|
5.399,50
|
1,05
|
4
|
Đất mặn sú vẹt, đước
|
Mm
|
4,4
|
0,001
|
5
|
Đất mặn nhiều
|
Mn
|
1.558,86
|
0,30
|
6
|
Đất mặn ít và trung bình
|
M
|
3.836,24
|
0,74
|
III
|
NHÓM ĐẤT PHÙ SA
|
|
47.040,69
|
9,12
|
7
|
Đất phù sa được bồi hàng năm
|
Pb
|
9.891,03
|
1,92
|
8
|
Đất phù sa không được bồi hàng năm
|
P
|
22.682,03
|
4,40
|
9
|
Đất phù sa glây
|
Pg
|
7.325,95
|
1,42
|
10
|
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
|
Pf
|
4.908,90
|
0,95
|
11
|
Đất phù sa ngòi suối
|
Py
|
1.841,96
|
0,36
|
12
|
Đất phù sa trên nền cát biển
|
P/c
|
390,82
|
0,08
|
IV
|
NHÓM ĐẤT XÁM
|
|
34.340,88
|
6,66
|
13
|
Đất xám trên Macma axit và đá cát
|
Xa
|
8.594,97
|
1,67
|
14
|
Đất xám glây
|
Xg
|
2.441,78
|
0,47
|
15
|
Đất xám bạc màu trên Macma axit và đá cát
|
Ba
|
22376,61
|
4,34
|
16
|
Đất xám bạc màu glây
|
Bg
|
927,52
|
0,18
|
V
|
NHÓM ĐẤT ĐEN
|
|
1.308,76
|
0,25
|
17
|
Đất đen trên sản phẩm bồi tụ Bazan
|
Rk
|
1.271,86
|
0,25
|
18
|
Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa của đá bọt và bazan
|
Ru
|
36,9
|
0,01
|
VI
|
NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG
|
|
375.667,90
|
72,87
|
19
|
Đất nâu tím trên đá sét màu tím
|
Fe
|
603,85
|
0,12
|
20
|
Đất nâu đỏ trên đá bazan
|
Fk
|
11.531,42
|
2,24
|
21
|
Đất nâu vàng trên đá bazan
|
Fu
|
887,34
|
0,17
|
22
|
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất
|
Fs
|
79.066,90
|
15,34
|
23
|
Đất vàng đỏ trên đá macma axit
|
Fa
|
276.642,07
|
53,66
|
24
|
Đất vàng nhạt trên đá cát
|
Fq
|
1.297,84
|
0,25
|
25
|
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
|
Fp
|
558,69
|
0,11
|
26
|
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
|
Fl
|
5.079,79
|
0,99
|
VII
|
NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI
|
|
17.668,04
|
3,43
|
27
|
Đất mùn đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất
|
Hs
|
60,55
|
0,01
|
28
|
Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit
|
Ha
|
17.607,49
|
3,42
|
VIII
|
NHÓM ĐẤT THUNG LŨNG
|
|
5.706,50
|
1,11
|
29
|
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
|
D
|
5.706,50
|
1,11
|
IX
|
NHÓM ĐẤT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ
|
|
1.446,76
|
0,28
|
30
|
Đất xói mòn trơ sỏi đá
|
E
|
1.446,76
|
0,28
|
A
|
Diện tích đất điều tra đánh giá
|
|
501.150,20
|
97,21
|
B
|
Diện tích đất không điều tra
|
|
14.374,60
|
|
|
Đất quốc phòng
|
PNN
|
725,9
|
|
|
Đất an ninh
|
|
49,7
|
|
|
Đất mặt nước, sông suối, kênh rạch
|
|
12.618,40
|
|
|
Mặt nước chuyên dùng
|
|
940,9
|
|
|
Núi đá không có rừng cây
|
NCS
|
39,7
|
|
Tổng diện tích tự nhiên (A+B)
|
|
515.524,80
|
100.0
|
Kết quả chỉnh lý bản đồ đất không chỉ xác định được các loại đất, nhóm đất mà còn xác định được diện tích đất phân bố theo 3 cấp tầng dày, 5 cấp độ dốc và 3 cấp thành phần cơ giới phục vụ đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất; phân hạng đất nông nghiệp theo hướng dẫn của Thông tư 60/2015-BTNMT.
Nguyễn Quang Thi