Banner
Trang chủ TIN TỨC & SỰ KIỆN Tin trong ngày

Bộ môn “Trắc địa - Bản đồ”: 20 năm Xây dựng và Phát triển

16/09/2021 08:44 - Xem: 2035
Ngày 13 tháng 8 năm 2001, bộ môn Trắc địa - Bản đồ được thành lập theo Quyết định số 60/QĐ-TCCB của Hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên về việc tách chuyển bộ môn thành lập khoa Địa chính (khoa Địa chính được thành lập theo Quyết định số 132/QĐ-TCCB ngày 26 tháng 6 năm 2001 của giám đốc Đại học Thái Nguyên) trên cơ sở lấy một bộ môn của khoa Trồng trọt cũ là Bộ môn Khoa học đất, đồng thời thành lập thêm hai bộ môn mới là bộ môn Trắc địa - Bản đồ và bộ môn Quy hoạch - Thông tin đất. Ngày đầu thành lập, bộ môn Trắc địa - Bản đồ chỉ có 07 cán bộ, giảng viên gồm Th.s Nguyễn Kim Hiệp (Trưởng Bộ môn); Th.s Vũ Thị Thanh Thủy (Phó bộ môn); Th.s Nguyễn Quý Lý; Th.s Võ Quốc Việt; Th.s Dư Ngọc Thành, KS Lê Văn Thơ và KS Phan Đình Binh; cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, thực hành, thực tập còn nhiều thiếu thốn...

Ngày 13 tháng 8 năm 2001, bộ môn Trắc địa - Bản đồ được thành lập theo Quyết định số 60/QĐ-TCCB của Hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên về việc tách chuyển bộ môn thành lập khoa Địa chính (khoa Địa chính được thành lập theo Quyết định số 132/QĐ-TCCB ngày 26 tháng 6 năm 2001 của giám đốc Đại học Thái Nguyên)  trên cơ sở lấy một bộ môn của khoa Trồng trọt cũ là Bộ môn Khoa học đất, đồng thời thành lập thêm hai bộ môn mới là bộ môn Trắc địa - Bản đồ và bộ môn Quy hoạch - Thông tin đất. Ngày đầu thành lập, bộ môn Trắc địa - Bản đồ chỉ có 07 cán bộ, giảng viên gồm Th.s Nguyễn Kim Hiệp (Trưởng Bộ môn); Th.s Vũ Thị Thanh Thủy (Phó bộ môn); Th.s Nguyễn Quý Lý; Th.s Võ Quốc Việt; Th.s Dư Ngọc Thành, KS Lê Văn Thơ và KS Phan Đình Binh; cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, thực hành, thực tập còn nhiều thiếu thốn... Nhưng với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, quyết tâm cao tập thể cán bộ, giảng viên của Bộ môn đã góp phần không nhỏ trong công tác đào tạo của trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên nói chung và khoa Địa chính (lúc bấy giờ) nói riêng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, từng bước trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác đào tạo cán bộ ngành Quản lý đất đai, Bất động sản và Quản lý Tài nguyên & Môi trường, góp phần thúc đẩy nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển.

Tập thể cán bộ, giảng viên bộ môn Trắc địa bản đồ những năm đầu mới thành lập.

Thiết bị, máy móc thực hành của bộ môn những năm đầu mới thành lập.

Năm 2010, thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, hơn nữa, từ thực tế hoạt động cũng như nhu cầu xã hội bộ môn được đổi tên thành “Trắc địa, GIS & Viễn thám” thuộc khoa Tài nguyên & Môi trường (tiền thân là khoa Địa chính). Từ Năm 2019 đến nay, trên cơ sở điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy của khoa, bộ môn một lần nữa được đổi tên thành “Quản lý đất đai & Bất động sản” thuộc khoa Quản lý Tài nguyên (tiền thân là khoa Tài nguyên & Môi trường). Với tên gọi mới, hình thức tổ chức, hoạt động mới; cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ thực hành, thực tập, đội ngũ cán bộ, giảng viên từng bước được bổ sung, nâng cấp và kiện toàn, ngày càng đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.

Thực hành hệ thống máy định vị toàn cầu (GPS) của sinh viên

Giờ sinh hoạt, trao đổi chuyên môn của tập thể cán bộ, giảng viên bộ môn.

Xác định nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu quan trọng hàng đầu, trong đó công tác nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên là yếu tố quyết định, Bộ môn đã duy trì thường xuyên công tác bồi dưỡng nghiệp vụ như: Phân công cán bộ, giảng viên tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy; ưu tiên tuyển dụng các cán bộ, giảng viên, sinh viên giỏi, có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; chủ động đề xuất cử cán bộ, giảng viên tham gia đào tạo sau đại học trong và ngoài nước,... Nhờ vậy mà chất lượng đội ngũ giảng viên của Bộ môn ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đến nay, tổng số cán bộ, giảng viên của Bộ môn là 15 thầy, cô, trong đó: 04 PGS.TS; 06 TS; 02 NCS và 03 Th.S; 100% giáo viên có trình độ tin học, ngoại ngữ đạt chuẩn.

 

Tập thể cán bộ, giảng viên bộ môn hiện nay

 

Trong những năm qua, ngoài nhiệm vụ đào tạo, các thầy cô giáo trong Bộ môn còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần cho sự phát triển kinh tế của các tỉnh miền núi phía Bắc. Cá nhân thầy cô trong Bộ môn đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và các dự án chuyển giao KHCN như: Thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, phát triển các mô hình Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp ở các địa phương: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn,…

Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ của thầy cô Bộ môn

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, giảng viên của Bộ môn đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Luôn chủ động và sáng tạo trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế. Phấn đấu trở thành một tập thể vững mạnh, đoàn kết góp phần vào sự lớn mạnh và phát triển của Khoa Quản lý tài nguyên và trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên.

 

                                                                                                                                                 TS. Nguyễn Ngọc Anh      

Trưởng Bộ môn QLĐĐ & BĐS

BÀI VIẾT LIÊN QUAN