Banner
Trang chủ TIN TỨC & SỰ KIỆN

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thách thức và cơ hội

21/06/2021 09:13 - Xem: 1440
Khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên sau 20 năm xây dựng và phát triển (2001 – 2021) đã tạo dựng được uy tín cũng như thương hiệu trong đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ với các tỉnh miền núi phía Bắc. Bên cạnh những kết quả vô cùng đáng ghi nhận thì chúng ta cũng cần nhìn nhận thẳng thắn đánh giá những thách thức/khó khăn và khai thác tiềm năng trong NCKH, chuyển giao công nghệ tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Giáo dục đại học ở nhiều trường, nhiều ngành đang sụt giảm nghiêm trọng số lượng sinh viên chính quy đăng ký thi và xét tuyển. Đối với tập thể giảng viên khoa Quản lý Tài nguyên thực trạng giáo dục đại học của xã hội vừa là khó khăn thách thức, những cũng lại là điều kiện tốt, để Khoa và Nhà trường hoàn thiện chuẩn hóa hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) hướng đến đạt chuẩn quốc tế.

Thách thức và cơ hội đối với giáo dục học đại học

STT

Khó khăn/thách thức

Thuận lợi/Cơ hội

  1.  

-Giảm các khoản đầu tư từ ngân sách, giảm nguồn thu học phí…

-Khoa và Nhà trường có điều kiện thời gian để chuẩn khóa về khung chương trình (gắn với chuẩn đầu ra)

  1.  

 

- Chuẩn hóa về đề cương môn học, tài liệu giảng dạy

 

  1.  

 

- Tài liệu hóa các nội dung hoạt động đào tạo, NCKH

  1.  

 

- Hướng đến đạt chuẩn quốc tế về đào tạo và NCKH

 

            Khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên sau 20 năm xây dựng và phát triển (2001 – 2021) đã tạo dựng được uy tín cũng như thương hiệu trong đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ với các tỉnh miền núi phía Bắc. Bên cạnh những kết quả vô cùng đáng ghi nhận thì chúng ta cũng cần nhìn nhận thẳng thắn đánh giá những thách thức/khó khăn và khai thác tiềm năng trong NCKH, chuyển giao công nghệ tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

            Theo thống kê, giai đoạn 2015-2020 (6 năm): Khoa Quản lý Tài nguyên chủ trì thực hiện 37 Đề tài, dự án. Trong đó cấp Bộ có 05 nhiệm vụ chiếm 13,5%, cấp tỉnh có 30 nhiệm vụ chiếm 81%, cấp ĐHTN có 02 nhiệm vụ chiếm 5,5% trên tổng số đề tài dự án. Như vậy trung bình 01 năm khoa chủ trì 6,3 đề tài/dự án các cấp. Tổng số giảng viên của khoa là 25 người, như vậy mỗi năm 3,8 người thực hiện 01 đề tài/dự án.

Tỷ lệ nhiệm vụ KHCN các cấp giai đoạn 2015-2021

 

 

            Khu vực miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh, chia làm 02 vùng: Tây Bắc gồm 04  tỉnh (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình); Đông Bắc gồm 10 tỉnh (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái). Giai đoạn 2015-2020 Khoa Quản lý Tài nguyên có chủ trì đề tài/dự án ở 07/14 tỉnh với số lượng đề tài dự án lần lượt là: Thái Nguyên (13); Bắc Kan (7); Yên Bái (6); Hà Giang (2); Cao Bằng (1), Lạng Sơn (1), Phú Thọ (1). Cũng trong 06 năm qua 07 tỉnh Khoa chưa có đề tài/dự án thực hiện là: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai.

Thách thức, cơ hội trong NCKH và chuyển giao công nghệ

STT

Thuận Lợi/Cơ hội

Khó Khăn/thách thức

  1.  

-Lực lượng giảng viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao

-Khoảng cách địa lý

  1.  

-Nguồn lực con người, CSVC của cả nhà trường

-Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm

  1.  

-Khoa có sự gắn kết rất chặt chẽ với các địa phương (cựu sv)

-Số lượng đề tài/dự án và ngân sách hạng chế

  1.  

-Có lực lượng sinh viên trẻ nhiệt huyết

-Có nhiều cạnh tranh giữa các viện nghiên cứu, các trường/các cty, doanh nghiệp.

  1.  

-Các tỉnh miền núi Phía Bắc có những nhiều nét tương đồng về phong cách làm việc, văn hóa ứng xử, thói quen cách tác.

-Nguồn nhân lực duy trì các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất còn mỏng.

  1.  

 

-Thiếu quy chế, định hướng, tổ chức, điều tiết, quản lý, vận hành.

  1.  

 

-Thiếu sự liên thông, phối hợp -> tốn kém thời gian, ý tưởng, chi phí ->thiếu sự chuyên nghiệp, chuyên môn hóa.

Phát huy những kinh nghiệm của đơn vị trong NCKH, chuyển giao công nghệ những năm qua, trong thời gian tới song song với việc thực hiện các đề tài nghị định thư, các các đề tài cấp bộ, các quỹ nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế… thì Khoa Quản lý Tài nguyên cũng sẽ tiếp tục khai thác tiềm năng trong nghiên cứu, chuyển giao KHCN tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Tập thể các giảng viên, các nhà nghiên cứu của khoa vẫn luôn xác định 03 tiêu chí chính để khoa đề xuất, chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh là:

(1)-Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh lí giải được những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc định hướng phát triển chung của tỉnh hoặc đáp ứng một cách thiết thực và có hiệu quả những nhu cầu bức xúc về KH&CN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

(2)-Giải quyết các vấn đề KHCN trong phạm vi tỉnh: nhiệm vụ KH&CN phải có tính mới, tính sáng tạo, tiên tiến so với hiện trạng trên địa bàn tỉnh và có tính khả thi. Việc xác định mục tiêu, đối tượng của nhiệm vụ KH&CN phải căn cứ vào việc đánh giá khách quan thực trạng phát triển KH&CN trong tỉnh, thành tựu phát triển KH&CN trong nước, trên thế giới, nguồn lực KH&CN của tỉnh và khả năng hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các tỉnh, thành phố khác.

(3)-Các kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải có địa chỉ ứng dụng trong sản xuất, đời sống, an ninh, quốc phòng; phải có tác động tích cực đến phát triển KH&CN, kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành nói riêng và của tỉnh nói chung.

Với sự quyết tâm của tất cả các giảng viên các nhà nghiên cứu, tập thể Khoa Quản lý Tài nguyên mong muốn sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động nghiên cứu NCKH và chuyển giao công nghệ góp phần nâng tầm uy tín và vị trí của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đồng thời tạo ra những sản phẩm nghiên cứu, là cơ sở và định hướng khoa học góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và cảnh môi trường các tỉnh miền núi phía Bắc một cách bền vững.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 

 

PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông được vinh danh tại lễ tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ năm 2019

Hội thảo nghiên cứu và đào tạo năm 2018

 

Thành tự trong NCKH và chuyển giao CN khoa Quản lý tài nguyên

 

TS. Nguyễn Quang Thi

 
BÀI VIẾT LIÊN QUAN