Banner
Trang chủ TIN TỨC & SỰ KIỆN Hoạt động Khoa học

Tổng kết hoạt động khoa học công nghệ của Khoa Quản lý tài nguyên, Khoa Môi trường giai đoạn 2014 - 2021

08/07/2021 09:49 - Xem: 990
Trường đại học có 2 chức năng cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH). Hai chức năng này không chỉ thể hiện ở cơ cấu tổ chức của trường đại học mà còn là nhiệm vụ của từng giảng viên (Luật Giáo dục, 2019). Không thể có trường đại học chỉ đào tạo mà không nghiên cứu khoa học, cũng như không thể có giảng viên đại học chỉ bước lên bục giảng mà không nghiên cứu khoa học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc giảng viên nhà trường tích cực tham gia các hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) là một trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội.

Trường đại học có 2 chức năng cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH). Hai chức năng này không chỉ thể hiện ở cơ cấu tổ chức của trường đại học mà còn là nhiệm vụ của từng giảng viên (Luật Giáo dục, 2019). Không thể có trường đại học chỉ đào tạo mà không nghiên cứu khoa học, cũng như không thể có giảng viên đại học chỉ bước lên bục giảng mà không nghiên cứu khoa học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc giảng viên nhà trường tích cực tham gia các hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) là một trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội.

Với nhiệm vụ NCKH và chuyển giao KHCN là bắt buộc đối với giảng viên, nên ngay từ khi thành lập khoa Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) năm 2001 đến năm 2013 tách thành 2 là khoa Quản lý Tài nguyên (QLTN) và khoa Môi trường (MT), tập thể cán bộ giảng dạy và sinh viên trong khoa đã có những hoạt động tích cực và đạt được nhiều thành tựu. Để thấy rõ được điều đó, rất cần thiết phải tiến hành đánh giá rút ra những thắng lợi và tồn tại để định hướng cho giai đoạn tiếp theo.

3.1. Đánh giá hoạt động KHCN của Khoa Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2001 – 2013 và 2 Khoa Quản lý tài nguyên, Khoa môi trường giai đoạn 2014 - 2021

3.1.1. Công tác nghiên cứu khoa học

3.1.1.1. Giai đoạn 2001 – 2013

Công tác NCKH của cán bộ giáo viên và sinh viên của khoa đã được chú trọng ngay từ khi thành lập khoa vào năm 2001. Song song với công tác giảng dạy và học tập, việc triển khai các đề tài nghiên cứu của hầu hết cán bộ giảng dạy và các nhóm sinh viên đã được quan tâm và thực hiện tốt.

Thống kê đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2001 – 2013 của khoa TN&MT tại bảng 01 cho thấy: Tổng số đề tài các cấp trong giai đoạn là 95. Trong đó, có 03 đề tài cấp nhà nước, 24 đề tài cấp bộ và 05 đề tài cấp tỉnh quản lý. Số lượng đề tài cấp Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) là 7, đề tài cấp trường là 47. Ngoài ra số lượng đề tài sinh viên cũng khá lớn, bình quân 10 – 15 đề tài/năm. Trong giai đoạn đã có 09 đề tài hợp tác quốc tế (HTQT) và đề tài nghị định thư. Đáng lưu ý là số lượng đề tài cấp bộ rất lớn, 24 đề tài trong giai đoạn, cho thấy việc khai thác nguồn tài chính từ ngân sách của bộ là rất hiệu quả để triển khai những vấn đề cấp thiết của thực tế của khu vực trung du miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, số lượng đề tài cấp tỉnh chỉ có 05 trong 13 năm là hơi ít, cho thấy việc giải quyết các nhu cầu cấp thiết của các tỉnh về tài nguyên và môi trường của khu vực đã rất khiêm tốn. Đặc biệt, với 9 đề tài HTQT và nghị định thư, cho thấy công tác HTQT của đơn vị rất nổi bật không chỉ trong nhà trường mà còn là thành tích tiêu biểu trong toàn ĐHTN.

Tất cả các đề tài nghiên cứu các cấp trong giai đoạn đều được nghiệm thu đạt khá và tốt.

Bảng 01. Thống kê đề tài NCKH giai đoạn 2001 – 2013 của khoa TN&MT

TT

Loại đề tài NCKH

Số lượng

Ghi chú

1

Đề tài NCKH cấp nhà nước

3

Nghiệm thu đạt loại tốt

2

Đề tài NCKH cấp bộ

24

Nghiệm thu đạt loại khá và tốt

3

Đề tài NCKH cấp tỉnh

5

Nghiệm thu đạt loại khá và tốt

4

Đề tài NCKH cấp Đại học Thái Nguyên

7

Nghiệm thu đạt loại tốt trở lên

5

Đề tài NCKH cấp trường

47

Nghiệm thu đạt loại tốt trở lên

6

Đề tài HTQT và Nghị định thư

9

08 HTQT, 01 nghị định thư

 

Tổng

95

 

(Nguồn: Khoa TN&MT, 2001 - 2013)

Các đề tài các cấp tập trung chủ yếu vào 10 lĩnh vực được phân ra thành 3 nhóm là quản lý đất đai, môi trường và cây trồng. Mặc dù còn một số đề tài thuộc lĩnh vực phát triển cây trồng, nhưng cơ bản đã tập trung nghiên cứu về lĩnh vực tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường.

Các sản phẩm của các đề tài sau nghiệm thu cũng cơ bản được ứng dụng vào trong thực tiễn của khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.

Bảng 02. Lĩnh vực đề tài NCKH thực hiện trong giai đoạn 2001 – 2013 của khoa TN&MT

TT

Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

Số lượng đề tài

Ghi chú

1

Canh tác bền vững trên đất dốc

2

01 cấp bộ, 01 HTQT

2

Sử dụng đất và phát triển nông thôn bền vững

7

01 cấp bộ, 05 HTQT

3

Công tác quản lý nhà nước về đất đai

1

01 cấp bộ

4

Ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất

1

01 cấp bộ

5

Ô nhiễm môi trường đất và nước

9

02 cấp bộ, 01 cấp tỉnh

6

Biện pháp xử lý đất, nước bị ô nhiễm

6

02 cấp bộ, 01 cấp nhà nước

7

Xử lý chất thải

4

02 cấp bộ, 01 cấp tỉnh

8

Nghiên cứu về phân bón

4

02 cấp bộ

9

Nghiên cứu về cây trồng

10

01 cấp nhà nước, 07 cấp bộ

10

Ứng dụng công nghệ thông tin

4

02 HTQT

 

Tổng

17

 

3.1.1.2. Giai đoạn 2014 – 2021

Thống kê đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2014 – 2021 của khoa QLTN và khoa MT cho thấy (Bảng 03): Tổng số đề tài các cấp trong giai đoạn là 64. Trong đó, có 03 đề tài cấp nhà nước, 15 đề tài cấp bộ và 12 đề tài cấp tỉnh quản lý. Số lượng đề tài cấp ĐHTN là 5, đề tài cấp trường là 26. Ngoài ra số lượng đề tài sinh viên cũng khá lớn, bình quân 10 – 12 đề tài/năm. Trong giai đoạn có 03 đề tài HTQT và nghị định thư. Đáng lưu ý là số lượng đề tài cấp tỉnh đã tăng hơn so với giai đoạn 2001 – 2013, 12 đề tài trong giai đoạn, cho thấy việc khai thác nguồn tài chính từ ngân sách của các tỉnh là rất hiệu quả để triển khai những vấn đề cấp thiết của thực tế của địa phương khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Bảng 03. Thống kê đề tài NCKH giai đoạn 2014 – 2021 của khoa QLTN và khoa MT

TT

Loại đề tài NCKH

Số lượng

Ghi chú

1

Đề tài NCKH cấp nhà nước

3

Nghiệm thu đạt loại khá

2

Đề tài NCKH cấp bộ

15

Nghiệm thu đạt loại khá và tốt

3

Đề tài NCKH cấp tỉnh

12

Nghiệm thu đạt loại khá và tốt

4

Đề tài NCKH cấp ĐHTN

5

Nghiệm thu đạt loại tốt trở lên

5

Đề tài NCKH cấp trường

26

Nghiệm thu đạt loại tốt trở lên

6

Đề tài hợp tác quốc tế

3

02 HTQT, 01 nghị định thư

 

Tổng

64

 

(Nguồn: Khoa QLTN và Khoa MT, 2014 - 2021)

Đánh giá về lĩnh vực nghiên cứu của các đề tài thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2021 của khoa QLTN và khoa MT, số liệu tại bảng 04 cho thấy: Các đề tài các cấp tập trung chủ yếu vào 8 lĩnh vực khác nhau. Ngoài một số lĩnh vực nghiên cứu truyền thống như sử dụng đất, xử lý ô nhiễm môi trường, khoa học cây trồng, phát triển nông thôn bền vững thì đã có thêm lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và du lịch sinh thái.

Các sản phẩm của các đề tài sau nghiệm thu cũng cơ bản được ứng dụng vào trong thực tiễn của khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.

Bảng 04. Lĩnh vực đề tài NCKH thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2021 của khoa QLTN và khoa MT

TT

Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

Số lượng đề tài

Ghi chú

1

Nghiên cứu lưu vực

2

02 cấp ĐHTN

2

Ứng dụng hệ thống GIS trong quản lý

7

05 cấp tỉnh

3

Sử dụng đất bền vững

2

02 cấp tỉnh

4

Sử dụng chế phẩm vi sinh

5

01 cấp tỉnh

5

Biện pháp xử lý đất, nước bị ô nhiễm

13

03 cấp bộ, 01 cấp tỉnh

6

Du lịch sinh thái

2

01 cấp bộ

7

Đề tài lĩnh vực xã hội

4

01 HTQT, 02 cấp bộ

8

Nghiên cứu về cây trồng

11

03 HTQT, 03 NN, 03 cấp bộ, 03 tỉnh

 

Tổng

46

 

 

3.1.2. Công tác chuyển giao khoa học công nghệ

3.1.2.1. Giai đoạn 2001 – 2013

Song song với việc triển khai các đề tài NCKH, công tác chuyển giao KHCN của cán bộ giáo viên của khoa cũng đã được chú trọng ngay từ khi thành lập khoa vào năm 2001. Việc triển khai các dự án chuyển giao KHCN của hầu hết cán bộ giảng dạy đã được quan tâm và thực hiện tốt.

Thống kê dự án chuyển giao KHCN giai đoạn 2001 – 2013 của khoa TN&MT tại bảng 05 cho thấy: Tổng số dự án chuyển giao KHCN trong giai đoạn là 21. Trong đó, có 02 dự án cấp nhà nước, 03 dự án cấp bộ và 16 dự án cấp tỉnh quản lý. Nếu tính bình quân mỗi năm trong giai đoạn toàn khoa đã thực hiện được 1,5 dự án. Đáng lưu ý là các dự án cấp tỉnh đã khai thác được nguồn tài chính từ nhiều cơ quan quản lý của địa phương.

Bảng 05. Thống kê dự án KHCN giai đoạn 2001 – 2013 của khoa TN&MT

TT

Loại dự án KHCN

Số lượng

Ghi chú

1

Dự án cấp nhà nước

2

Dự án nhánh của chương trình nhà nước

2

Dự án cấp bộ

3

01 dự án sản xuất thử nghiệm

3

Dự án cấp tỉnh

16

Nguồn kinh phí các sở KHCN, TN&MT, NN&PTNT

 

Tổng

21

 

(Nguồn: Khoa TN&MT, 2001 - 2013)

Đánh giá về lĩnh vực triển khai của các dự án chuyển giao KHCN thực hiện trong giai đoạn 2001 – 2013 của khoa TN&MT (Bảng 06) cho thấy: Các dự án chuyển giao KHCN tập trung vào 8 lĩnh vực được phân ra thành 3 nhóm là quản lý đất đai, môi trường và cây trồng. Mặc dù còn một số dự án thuộc lĩnh vực phát triển cây trồng, nhưng cơ bản đã tập trung triển khai nhiều về lĩnh vực tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường.

Các sản phẩm của các dự án sau nghiệm thu cũng cơ bản được tiếp tục mở rộng vào trong thực tiễn của khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.

Bảng 06. Lĩnh vực dự án KHCN thực hiện trong giai đoạn 2001 – 2013 của khoa TN&MT

TT

Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

Số lượng dự án

Ghi chú

1

Cải tạo đất bị ô nhiễm

1

01 cấp bộ

2

Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

10

10 cấp tỉnh

3

Xây dựng và phát triển nông thôn bền vững

2

01 cấp bộ, 01 cấp tỉnh

4

Quy hoạch bảo vệ môi trường

1

01 cấp tỉnh

5

Xây dựng mô hình xử lý môi trường

2

02 cấp tỉnh

6

Đánh giá phân loại kinh tế hộ

1

01 cấp tỉnh

7

Xây dựng mô hình phát triển cây trồng

3

02 cấp nhà nước, 01 HTQT

8

Dự án sử dụng phân bón vùng cao

1

01 cấp bộ

 

Tổng

21

 

 

3.1.2.2. Giai đoạn 2014 – 2021

Thống kê dự án chuyển giao KHCN giai đoạn 2014 – 2021 của khoa QLTN và khoa MT tại bảng 07 cho thấy: Tổng số dự án chuyển giao KHCN trong giai đoạn là 51. Trong đó, có 01 dự án cấp nhà nước, 01 dự án cấp bộ và 49 dự án cấp tỉnh quản lý. Như vậy, trong giai đoạn chủ yếu là các dự án cấp tỉnh. Thực trạng này cho thấy việc khai thác nguồn tài chính từ ngân sách của các tỉnh là rất hiệu quả và xu hướng tiếp tục khai thác nguồn này rất tiềm năng. Việc kết nối tốt giữa khoa chuyên môn với các địa phương của khu vực trung du miền núi phía Bắc đã đem lại nhiều dự án triển khai có hiệu quả.

Kết quả nghiệm thu các dự án đạt khá và tốt.

Lĩnh vực triển khai của các dự án chuyển giao KHCN thực hiện trong giai đoạn giai đoạn 2014 – 2021 của khoa QLTN và khoa MT (Bảng 07) cho thấy: Các dự án chuyển giao KHCN tập trung vào 11 lĩnh vực về thoái hóa đất, quản lý đất đai, đa dạng sinh học, ô nhiễm và xử lý môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai môi trường và du lịch sinh thái.

Các sản phẩm của các dự án sau nghiệm thu cũng cơ bản được tiếp tục mở rộng vào trong thực tiễn của khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.

Bảng 07. Lĩnh vực dự án KHCN thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2021 của khoa QLTN và khoa MT

TT

Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

Số lượng dự án

Ghi chú

1

Đánh giá thoái hóa đất

2

02 cấp tỉnh

2

Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

8

08 cấp tỉnh

3

Tổng kiểm kê đất đai cấp xã

5

05 cấp tỉnh

4

Phân hạng thích hợp đất đai

1

01 cấp tỉnh

5

Xây dựng bản đồ địa chính và cấp giấy

2

02 cấp tỉnh

6

Đa dạng sinh học

6

06 cấp tỉnh

7

Đánh giá thực trạng môi trường

4

04 cấp tỉnh

8

Đánh giá tác động môi trường

6

06 cấp tỉnh

9

Xử lý ô nhiễm môi trường

14

01 cấp bộ, 13 cấp tỉnh

10

Ứng dụng công nghệ thông tin

2

02 cấp tỉnh

11

Mô hình du lịch sinh thái

1

01 cấp nhà nước

 

Tổng

51

 

3.2. Đánh giá thành công, tồn tại và định hướng hoạt động KHCN trong giai đoạn tiếp theo

3.2.1. Đánh giá thành công và tồn tại

Thành công: Số lượng đề tài NCKH và dự án chuyển giao KHCN trong cả 2 giai đoạn là rất lớn và khá nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung vào quản lý nguồn tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Tồn tại: Chưa huy động được đông đảo cán bộ giảng viên trong đơn vị tham gia chủ trì các đề tài dự án. Chưa xây dựng được những chương trình nghiên cứu và chuyển KHCN có quy mô lớn và bao trùm nhiều lĩnh vực.

3.2.2. Định hướng hoạt động KHCN trong giai đoạn tiếp theo

- Chú trọng một số nghiên cứu chuyên sâu theo ngành và ứng dụng các công nghệ 4.0 trong nghiên cứu và chuyển giao KHCN.

- Tập trung nhiều nguồn lực để xây dựng được những chương trình nghiên cứu và chuyển KHCN có quy mô lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực và huy động được đông đảo cán bộ giảng dạy và người học tham gia.

Đoàn cán bộ dự Hội nghị xây dựng chương trình ngành QLĐĐ năm 2002

Giáo viên Khoa TN &MT triển khai dự án tại Bắc Kạn

Phòng Thí nghiệm Khoa học đất của Khoa Quản lý tài nguyên

 

  Giáo viên Khoa Quản lý tài nguyên dự hội thảo GIS toàn quốc tại Tây Nguyên năm 2019               

Tin bài: Nguyễn Thế Đặng, Phan Đình Binh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN