Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghệ môi trường và khí tượng ứng dụng, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển bền vững.
Ngay sau phần khai mạc, các chuyên gia đã trình bày nhiều báo cáo khoa học quan trọng, bao gồm:
-
Phương pháp đo vi khí hậu để giám sát điều kiện sinh trưởng của cây Tam thất bắc (Microclimatic measurement methods for monitoring Panax growing conditions) – trình bày bởi GS. Josef Eitzinger và TS. Trần Thị Mai Anh (BOKU – TUAF).
-
Quản lý dinh dưỡng cây trồng và mô hình hóa điều kiện sinh trưởng của Tam thất bắc (Plant nutrient management; Modeling approaches for Panax growing conditions) – do PGS. Ahmad Manschaddi (BOKU) trình bày.
-
Phát triển nông lâm kết hợp tại khu vực Tây Bắc Việt Nam (Agroforestry development in Northwest Vietnam) – báo cáo của TS. Nguyễn Quang Tân (ICRAF Vietnam).
Tiếp theo, hội thảo đã dành thời gian cho phiên thảo luận chuyên sâu, với sự tham gia của GS. Nguyễn Thế Hùng, GS. Josef Eitzinger và TS. Nguyễn Quang Tân. Các chuyên gia đã trao đổi về những cơ hội và thách thức trong việc phát triển mô hình nông lâm kết hợp, ứng dụng công nghệ trong giám sát môi trường canh tác và tối ưu hóa điều kiện phát triển của các loài dược liệu quý.
Sau phiên nghỉ giải lao, hội thảo tiếp tục với các báo cáo về công nghệ hiện đại trong lĩnh vực khí tượng nông nghiệp và quản lý tài nguyên đất:
-
Ứng dụng GIS và các công cụ mô hình hóa trong nghiên cứu khí tượng nông nghiệp và cây trồng (GIS and modeling tools for agrometeorological factors and plants) – trình bày bởi TS. Sabina Thaler (BOKU).
-
Công nghệ khí tượng nông nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ (Agrometeorology Technology in Turkey) – báo cáo của GS. Levent Saylan (ITU).
-
Ứng dụng GIS và dữ liệu không gian trong đánh giá khả năng sử dụng đất tại khu vực miền núi Bắc Việt Nam (GIS and spatial data for potential land use suitability mapping in mountainous areas in North Vietnam) – trình bày bởi TS. Dương Anh Quân (HUMG).
Hội thảo kết thúc với phần thảo luận và kết luận, trong đó các chuyên gia đã tổng kết những vấn đề trọng tâm, định hướng hợp tác nghiên cứu trong thời gian tới, đặc biệt là việc ứng dụng GIS và công nghệ khí tượng nông nghiệp trong phát triển cây dược liệu tại Việt Nam.
Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật mà còn tạo ra cơ hội hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu đến từ Việt Nam, Áo và Thổ Nhĩ Kỳ, hội thảo đã góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và quản lý tài nguyên. Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu được trình bày tại hội thảo sẽ là nền tảng quan trọng để tiếp tục phát triển các giải pháp công nghệ phục vụ trồng và bảo tồn cây tam thất bắc tại các vùng núi cao phía Bắc Việt Nam.
Một vài hình ảnh tại Hội thảo
Tin bài: Nguyễn Linh