Banner
Trang chủ TIN TỨC & SỰ KIỆN Tin trong ngày

Ngành học mới, đa dạng sự lựa chọn và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số

09/09/2022 11:24 - Xem: 382
Mở một ngành học mới, tạo thêm nhiều sự lưa chọn cho người học là hướng đi đúng đắn, duy trì và phát triển ngành học mới cần có sự giúp đỡ của Nhà trường, sự nỗ lực cố gắng của từng thầy cô giáo, cán bộ trong khoa

1.    Thực trạng mở ngành học mới trên toàn quốc

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), từ năm 2020 đến gần cuối năm 2021, có 562 ngành đào tạo mới đã được mở. Trong đó có 149 ngành do các trường đại học công lập mở, 413 ngành do cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở. Như chúng ta biết, mỗi trường đại học có một số ngành học có thế mạnh nhất định, việc mở ra quá nhiều ngành mới có thể dẫn đến tình trạng:

- Một số ngành không đủ sinh viên để tổ chức lớp học.

- Gây khó khăn trong việc tư vấn, hướng nghiệp cho các em.

- Khó xin việc vì không phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

- Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu cầu đào tạo

Việc mở các ngành nghề mới là xu hướng tất yếu hiện nay, đây là hoạt động thường xuyên của các trường, thể hiện việc đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội, tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội hơn khi cơ cấu kinh tế đã và đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ.

Điều đó còn tạo thêm sức ép cạnh tranh để các trường đổi mới liên tục. Tuy nhiên, để tránh tình trạng thất nghiệp tràn lan, lãng phí thời gian, tiền bạc, thì ngành mở mới phải làm sao đáp ứng được một số vấn đề sau:

- Phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường.

- Chương trình đào tạo tốt.

- Đáp ứng các điều kiện về đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ sở vật chất, bài giảng, giáo trình,…

2. Ngành học mới của Khoa Quản lý tài nguyên

Khoa QLTN hiện nay đang đào tạo 3 ngành, trong đó 01 ngành truyền thống là ngành Quản lý đất đai (đào tạo từ năm 1995) và 02 ngành mới là: ngành Quản lý tài nguyên & Du lịch sinh thái (đào tạo từ năm 2016) và ngành Bất động sản (đào tạo từ năm 2019). Bức tranh tuyển sinh 02 ngành mới của Khoa trong những năm vừa qua như sau:

Khóa

Ngành QLTN & DLST

Ngành Bất động sản

Tuyển vào

Đang học – tốt nghiệp (ổn định)

Tuyển vào

Đang học

48 (2016)

25

20

 

 

49 (2017)

23

16

 

 

50 (2018)

20

17

 

 

51 (2019)

30

20

4

2

52 (2020)

12

9

3

2

53 (2021)

16

9

5

2

54 (2022)

25

 

18

Bắt đầu học tháng 9.2022

Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng để tồn tại và phát triển những ngành học mới trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh như hiện tại cho thấy mở ngành đào tạo mới đã khó, việc duy trì tuyển sinh cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của các ngành mới là điều còn khó khăn hơn. Trong quá trình tuyển sinh và đào tạo hai ngành mới, chúng tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi:

Ngành học mới ngành Du lịch sinh thái, ngành bất động sản là những ngành học xã hội có nhu cầu tuyển dụng nhân sự.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên của khoa, nhà trường đủ mạnh để có thể đảm đương các môn học mới.

Có năng lực kết nối với các doanh nghiệp để tạo môi trường thực tập cho sinh viên ở trong nước và nước ngoài

Một buổi thực tế của sinh viên chuyên ngành Du lịch sinh thái

Sinh viên trong một buổi phỏng vấn đi du học

Khó khăn:  

Hệ thống phòng thí nghiệm, trang bị thực hành, giáo trình bài giảng cho ngành học mới còn chưa đầy đủ

Một số môn học mới thuộc chuyên ngành du lịch, kinh doanh Bất động sản các thầy cô giáo phải học thêm (soạn môn học mới).

Việc xây dựng thương hiệu cho môn ngành học mới khác với ngành học truyền thống đã có là công việc làm lâu dài, cần nhiều thời gian.

Cạnh tranh trong tuyển sinh với các trường đại học trong khu vực tỉnh Thái Nguyên và lân cận

Ảnh hưởng toàn cầu bởi đại dịch COVID dẫn đến tuyển sinh ngành du lịch giảm.

Thiếu sự chia sẻ thông tin, gắn kết với các trường có đào tạo chuyên sau về lĩnh vực các ngành học mới

Một số giải pháp tăng số lượng người học, nâng cao chất lượng đào tạo cho ngành học mới

- Đội ngũ giảng viên phải thích ứng nhanh, khai thác tối đa ứng dụng công nghệ vào công tác soạn bài giảng mới và công tác giảng dạy. Khoa và Nhà trường nên tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với các khoa và trường có đào tạo chuyên sâu các ngành học mới. Thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, giảng dạy.

- Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh lại chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao các kỹ năng mềm cho sinh viên. Việc đào tạo cần phải tăng cường sự phản biện của người học. Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo, độc lập của sinh viên.  

- Có chiến lược, kế hoạch đầu tư và sử dụng tối ưu cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, học tập tiên tiến.

- Hoàn thiện hệ thống thư viện điện tử. Đồng thời cần được đặc biệt quan tâm đầu tư để thư viên điện tử của trường ngày một phong phú các thông tin, các giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo...

- Tăng cường chú trọng công tác thực hành, thực tập nâng cao tính thực tế tay nghề cho sinh viên. Tạo mối liên kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp để sinh viên được vừa học, vừa làm trong môi trường thực tế.

- Bộ môn phụ trách ngành cùng với Khoa tích cực xây dựng trang thông tin của ngành, kết nối doanh nghiệp, hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Công việc này cần được làm thường xuyên và liên tục.

- Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về đào tạo. Tạo cơ hội cho sinh viên tham gia các chương trình đào tạo; giảng viên học hỏi kinh nghiệm phương pháp giảng dạy, cải thiện chất lượng theo hướng tiếp cận tiêu chuẩn khu vực, quốc tế trong đào tạo, NCKH.

Mở một ngành học mới, tạo thêm nhiều sự lưa chọn cho người học là hướng đi đúng đắn, duy trì và phát triển ngành học mới cần có sự giúp đỡ của Nhà trường, sự nỗ lực cố gắng của từng thầy cô giáo, cán bộ trong khoa.Trên đây là một số vấn đề tôi muốn chia sẻ để Khoa QLTN, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phát triển ngày càng vững mạnh.

 TS. Nguyễn Ngọc Anh                                             

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN