Với chủ đề "Quản lý và sử dụng tài nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu (Climate change adaptation in land use and management)". Hội thảo được diễn ra trong 2 ngày 20-21/7/2024 do Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đăng cai đồng tổ chức với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trường Đại học Cần Thơ. Tham dự với hội thảo, Khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tổ chức đoàn gồm 16 nhà khoa học tham dự với 10 bài viết được đăng trên Tạp chí Khoa học Đất và Kỷ yếu hội thảo.
Xem thêmHệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (Global Navigation Satellite System – GNSS) là một công nghệ tiên tiến sử dụng các vệ tinh để cung cấp dịch vụ định vị, dẫn đường và thời gian chính xác cho người dùng trên toàn thế giới. Các trạm đo GNSS trên mặt đất đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập và xử lý tín hiệu từ các vệ tinh, nhằm cải thiện độ chính xác và độ tin cậy của dữ liệu định vị. Ứng dụng của các trạm đo GNSS bao gồm nhiều lĩnh vực như địa chính, xây dựng, nông nghiệp chính xác, và giám sát môi trường. Các trạm đo này không chỉ giúp định vị chính xác vị trí của các đối tượng mà còn hỗ trợ trong việc nghiên cứu khoa học, như theo dõi chuyển động của các mảng kiến tạo, giám sát sự thay đổi của môi trường, và hỗ trợ trong các hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ GNSS, các ứng dụng của trạm đo GNSS ngày càng được mở rộng và cải tiến, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của nhiều lĩnh vực trong đời sống và kinh tế.
Xem thêmPhát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại được ứng dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có ngành du lịch. Chính vì vậy đề xuất đưa mô hình 3D vào phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng là tất yếu. Bài báo là sự kết hợp các dữ liệu thu thập được biểu hiện dưới những cấp độ chi tiết hiển thị 3D khác nhau dựa trên sự kết hợp các phần mềm ArcGIS và Google Sketchup để đưa ra mô hình trực quan Hợp tác xã (HTX) trà và du lịch cộng đồng Tiến Yên, HTX chè Hảo Đạt tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Sau khi xây dựng thành công mô hình 3D khu vực thực nghiệm, sản phẩm thu được là một mô hình có tính trực quan cao thể hiện các mức độ chi tiết của các đối tượng 3D, chứa đựng cơ sở dữ liệu đầy đủ phục vụ nghiên cứu tiếp theo liên quan đến phát triển du lịch của xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, Xã Tân Cương, Bản đồ 3D, ArcGIS, Google Sketchup.
Xem thêmViện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, Khoa Quản lý Tài nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên… đã điều tra lấy mẫu đất tại thực địa trong hạng mục Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất lần đầu tỉnh Quảng Ngãi thuộc dự án Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất lần đầu; Điều tra, phân hạng đất lần đầu; Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu tỉnh Quảng Ngãi. Dự án đã khảo sát tại 1.944 phẫu diện, trong đó có 216 phẫu diện chính, 864 phẫu diện phụ và 864 phẫu diện thăm dò, lấy 1.080 mẫu đất phân tích tầng mặt và lấy 216 phẫu diện phân tích tầng phát sinh.
Xem thêmDu lịch homestay là loại hình du lịch góp phần phát triển bền vững bởi nhiều lợi ích mang lại; vừa tạo sự thu hút, trải nghiệm mới đối với du khách, vừa đảm bảo sinh kế và thu nhập cho người dân địa phương. Vì vậy, du lịch homestay đang là xu thế phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, Phổ Yên đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Phổ Yên cũng là nơi có tiềm năng lớn để phát triển lĩnh vực du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và các điểm di tích lịch sử văn hóa phong phú, giàu giá trị truyền thống. Do đó, khai thác nguồn lực, phát huy tối đa các lợi thế này đang là một trong những mục tiêu lớn được địa phương đặt ra để có thể đạt mục tiêu phát triển đồng bộ, toàn diện kinh tế - xã hội. Thế nhưng, các thế mạnh ở địa bàn chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, chưa được khai thác gắn kết với du lịch để tạo thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế địa phương. Do vậy, nghiên cứu này phân tích những tiềm năng du lịch homestay ở xã Thành Công, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; từ đó đưa ra một số định hướng về mô hình homestay và giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn để phát triển du lịch homestay tại địa bàn một cách hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và hướng tới sự phát triển bền vững.
Xem thêmNghiên cứu này sử dụng lượng mưa khai thác từ hệ thống quan trắc lượng mưa trực tuyến toàn cầu (G-WADI PERSIANN-CCS GeoServer) để xây dựng cơ sở dữ liệu lượng mưa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2002 - 2022. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng 22 bản đồ lượng mưa cho từng năm và 05 bản đồ cho các giai đoạn từ 2002-2022 cho thấy lượng mưa có xu hướng phân bố không đều trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm và các giai đoạn. Trong cả 3 giai đoạn 2006-2010, 2011-2015, 2016-2020 lượng mưa phân bố tập trung chủ yếu tại phía tây nam của tỉnh, thuộc địa bàn các huyện Đại Từ; thành phố Sông Công và thành phố Phổ Yên. Lượng mưa tập trung nhiều nhất tại vùng núi Tam Đảo của huyện Đại Từ trung bình từ 1320mm đến 1373mm. Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2022 lượng mưa phân bố tập trung chủ yếu phía Tây, Tây Bắc tại các huyện Định Hóa, Phú Lương và Đại Từ của tỉnh với lượng mưa thấp nhất 1.170mm, cao nhất là 1.494mm và trung bình là 1.330mm. Lượng mưa phân bố ít nhất tại Bắc, Đông Bắc tại các huyện Võ Nhai, Phú Bình với lượng mưa trung bình thấp nhất từ 1143mm đến 1241mm, trung bình là 1192mm. Những phát hiện này là số liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách khi phân tích, nghiên cứu phát triển nông nghiệp và phòng chống thiên tai ở tỉnh Thái Nguyên.
Xem thêmĐô thị hóa là quá trình tất yếu xảy ra ở tất cả các địa bàn và có những tác động đến mọi mặt của đời sống người dân. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa và những tác động của chúng đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp, việc làm và thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2015 – 2021. Huyện Vân Đồn được chia thành 02 vùng nghiên cứu. Tại mỗi vùng nghiên cứu, 60 chủ hộ được phỏng vấn nhanh về tình hình nhân khẩu, lao động, việc làm và sử dụng đất. Kết quả cho thấy, đi đôi với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sử dụng đất của huyện, tình hình sử dụng đất nông nghiệp, việc làm và thu nhập của người dân cũng có những thay đổi đáng kể. Phần lớn lao động của hộ dịch chuyển từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp làm cho thu nhập gia tăng. Tuy nhiên, một phần nhỏ đất nông nghiệp đang bị người dân bỏ hoang là vấn đề cần giải quyết. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và ổn định thu nhập góp phần cải thiện đời sống người dân
Xem thêmHuyện Chợ Đồn là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn với cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn dựa phần lớn vào nông nghiệp, đứng trước các yêu cầu thực tiễn của địa phương cần đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đề xuất cây trồng phù hợp với từng đơn vị bản đồ đất trên địa bàn huyện. Với các tính năng ưu việt của hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System ), nhóm tác giả đã ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và phân hạng thích hợp đất đai đối với cây khoai môn trên địa bàn huyện. Ứng dụng phần mềm ArcGIS xây dựng các bản đồ chuyên đề theo cấp độ của từng chỉ tiêu và yêu cầu sử dụng đất trồng khoai môn, kết hợp đánh giá thích nghi đất đai tự động bằng việc xác lập cây quyết định trên phần mềm Ales 4.5. Nghiên cứu đã đề xuất được 8.847,82 ha diện tích trong phạm vi nghiên cứu có điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển sản xuất cây khoai môn. Diện tích đất được đề xuất chủ yếu tập trung tại xã Ngọc Phái với 1120,00 ha, xã Bản Thi diện tích 1020,00 ha, Rã Bản 975 ha, Yên Thịnh 936,18 ha, Nghĩa Tá 921,42 ha, Bình Trung 727,45 ha, Bằng Lãng 805,69 ha.
Xem thêmBài báo nghiên cứu công tác bồi thường giải phóng mặt bằng “dự án Đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội” tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp để thu thập kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án. Kết quả nghiên cứu cho thấy dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng được 164.538,10 m2 đất với 402 đối tượng được bồi thường. Tổng kinh phí bồi thường dự án là 83.876.928.421 đồng, trong đó, kinh phí bồi thường về đất là 12.488.305.500 đồng, kinh phí bồi thường về tài sản, vật kiến trúc trên đất là 69.325.967.021 đồng và kinh phí bồi thường về cây cối, hoa màu là 2.062.655.900 đồng. Mức độ hài lòng của người dân là trên 90%, các ý kiến không nhất trí là do giá bồi thường còn thấp so với giá thị trường hiện nay. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp như tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân; xây dựng đơn giá bồi thường cho phù hợp với giá thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Xem thêmBài báo nghiên cứu công tác bồi thường giải phóng mặt bằng “dự án Đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội” tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp để thu thập kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án. Kết quả nghiên cứu cho thấy dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng được 164.538,10 m2 đất với 402 đối tượng được bồi thường. Tổng kinh phí bồi thường dự án là 83.876.928.421 đồng, trong đó, kinh phí bồi thường về đất là 12.488.305.500 đồng, kinh phí bồi thường về tài sản, vật kiến trúc trên đất là 69.325.967.021 đồng và kinh phí bồi thường về cây cối, hoa màu là 2.062.655.900 đồng. Mức độ hài lòng của người dân là trên 90%, các ý kiến không nhất trí là do giá bồi thường còn thấp so với giá thị trường hiện nay. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp như tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân; xây dựng đơn giá bồi thường cho phù hợp với giá thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Xem thêmPhần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. "Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam"
Xem thêmHiện nay, việc quản lý đất đai tại phường Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên còn gặp khó khăn do hệ thống bản đồ số chưa được cập nhật thường xuyên. Trong thời đại 4.0 việc ứng dụng công nghệ số để xây dựng, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là rất cần thiết. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trên phần mềm MicroStation V8i và VietMap giúp cho việc tìm kiếm, sửa đổi, tra cứu, truy cập, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Nghiên cứu này đã sử dụng ba phương pháp: Điều tra, thu thập số liệu về bản đồ, loại đất, diện tích.., Phương pháp thành lập bản đồ bằng phần mềm MicroStationV8i và VietMap XM, và phương pháp phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm excel để thống kê diện tích, tính toán cơ cấu, mục đích sử dụng các loại đất. Kết quả nghiên cứu bổ sung tư liệu cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm để xây dựng bản đồ số, cung cấp giữ liệu không gian, thuộc tính cho phường, cho tỉnh Thái Nguyên và các địa phương lân cận. Sản phảm bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2023 của phường Hoàng Văn Thụ là tài liệu phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo dõi biến động và quản lý đất đai tại phường một cách hiệu quả.
Xem thêmTrong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường năm 2023 với nhan đề “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Farm, homestay gắn với khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”, Mã số T2023-15.GV do PGS.TS Phan Đình Binh chủ trì. Các thành viên tham gia bao gồm: Nguyễn Ngọc Anh, Ngô Thị Hồng Gấm, Vương Vân Huyền, Nguyễn Đình Thi, Phan Tiến Hùng và Dương Trần Hải
Xem thêm